Hợp tác cùng phát triển

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? Phân tích cách quản lý tài chính hiệu quả!

Góc nhìn chuyên gia 14/07/2021    6600

Chia sẻ

Chắc hẳn rằng bạn đã từng một lần đặt ra câu hỏi khi nhìn thấy ai đó giàu: “Cách họ quản lý tài chính cá nhân như thế nào mà giỏi thế? Làm sao để cân bằng mọi vấn đề trong sinh hoạt dù lương của họ cũng tương đương với mức lương của mình?”. Bạn đừng vội nghĩ đây là một câu hỏi tỏ ra đầy sự đố kỵ và tiêu cực. Chúng ta biến cách so sánh này thành đòn bẩy tích cực để hoàn thiện mình hơn. Cụ thể là nhìn nhận vấn đề: Liệu mình đã có một cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phù hợp với thu nhập của mình chưa? 

Quản lý tài chính cá nhân là gì? Chiến lược quản lý như thế nào để tăng tính hiệu quả? 

Quản lý tài chính cá nhân luôn là chủ đề hữu ích mỗi khi nhắc tới. Ở từng độ tuổi và từng giai đoạn khác nhau sẽ có cách quản lý tài chính phù hợp cho từng mục đích. Dù mục đích đó là ngắn hạn hay dài hạn thì khi bạn hoàn thành được nó nhờ vào cách quản lý tiền bạc, đầu tư đúng chỗ thì đó cũng là sự thành công nhất định. 

Nói chung, quản lý tài chính cá nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa cách bạn kiếm tiền và kiểm soát nguồn tiền hiệu quả. Trong thực tế, bạn loay hoay chi tiêu hợp lý để những ngày cuối tháng không phải ăn mì gói; hay khi đi làm, bạn học cách phân chia khoản lương cho từng mục đích riêng để những ngày đợi lương về không còn chật vật… cũng chỉ để có một cuộc sống thảnh thơi, không bị áp lực về tài chính đúng không?! Và mục đích tại sao bạn cần phải quản lý cũng đều vì thế, vì để hiểu rõ nguồn tiền của mình, dễ dàng lập cho nhiều mục đích tiếp theo, cũng như chủ động trong mọi trường hợp. 

Quản lý tài chính cá nhân là gì ?

Quản lý tài chính cá nhân là đặt tiền đúng chỗ, khai thác đúng nơi và ưu tiên triết lý tiết kiệm đầu tư

Quản lý tài chính cá nhân là việc quan trọng mà mỗi khi nhận lương về cần thực hiện. Bạn thử nhìn xem, các doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn cũng cần có phải có riêng một bộ phận để thực hiện việc này. Duy trì dòng tiền ổn định là duy trì nguồn sống của mỗi tổ chức. Cá nhân chúng ta cũng thế. Cho nên, hãy bỏ nhiều thời gian hơn để thực hiện việc này hàng tháng nhé. 

Ở giai đoạn có riêng thu nhập cho mình và bước chân vào con đường lập nghiệp thì bắt buộc bạn phải thực hiện quản lý nguồn tài chính cá nhân một cách thông minh và khoa học nhất. Không chỉ dừng lại ở việc trích một khoản tiền để làm tiết kiệm mà cần phải tìm cách làm cho số tiền đang “đứng im” đấy sinh lời. Đây là khái niệm Tiết kiệm đầu tư được nhiều người trẻ sử dụng. 

Thiết lập khái niệm quản lý tài chính cá nhân 

Lĩnh vực đầu tư ở đây được mở rộng sang rất nhiều khía cạnh: Góp vốn mở một hàng ăn nhỏ hay buôn bán mỹ phẩm – một con đường quen thuộc được nhiều bạn trẻ “tập tành khởi nghiệp”. Và cả tìm đến lĩnh vực chứng khoán. 

Ban đầu bạn mua một vài mã cổ phiếu tiềm năng và nộp vào tài khoản khoản vốn nhỏ để làm quen. Sau dần, khi đã quen với thị trường, kinh nghiệm cũng nhiều hơn, bạn có thể mạnh dạn mua số lượng cổ phiếu lớn hơn. Có thể lợi nhuận chênh lệch ít nhưng quan trọng là an toàn và bảo vệ được vốn gốc ban đầu. Một nguồn thu nhập ngoài mức lương cố định khiến cho khoản tiền tích cóp cho tương lai của bạn nhiều hơn. 

Lời dụ dỗ: “Chơi hụi giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách kỷ luật”? Thực hư hình thức này là thế nào? 

Quản lý tài chính cá nhân để có một “sức mạnh tài chính” vững chắc, bạn có thể thực hiện những dự định của mình sớm hơn. Thiết lập kỷ luật cho bản thân chỉ chi tiêu ở một hạn mức nhất định và tuân theo kỷ luật này là điều bắt buộc phải thực hiện. Nếu bạn không thực hiện được những kỷ luật đặt ra thì mục tiêu càng xa tầm với của bạn. 

Hiện nay, hình thức “chơi hụi” nhắm đến tâm lý: Không tự mình tiết kiệm được thì tham gia chơi hụi sẽ “tạo động lực” cho bạn hàng tháng. Cơ chế ban đầu của hình thức này chỉ đơn giản là nguồn hỗ trợ vốn giữa bạn bè, người quen thân thiết với nhau. Ví dụ: Nhóm bạn bè có 6 người, mỗi tháng sẽ góp 2 triệu/người. Tổng cộng 12 triệu. Cơ chế hoạt động là mỗi tháng sẽ có một người được hốt khoản “hụi” này để sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc cần chi tiêu khẩn cấp hơn. Như thế, thông qua hình thức này, chúng ta cũng coi như một khoản tiết kiệm. 

Nhưng hiện nay đã “bành trướng” thành hình thức vay lãi cao và xảy ra rất nhiều trường hợp “chủ hụi” ôm tiền của các thành viên bỏ trốn. Người chịu thiệt hại chính là những người tham gia. Vì thế, trước khi bạn quyết định tham gia thì cần phải cân nhắc, suy xét kỹ lưỡng. 

Bạn cũng có thể thấy, chỉ khi tự mình đầu tư một cách an toàn, chọn đúng chỗ thì nguồn vốn của bản thân mới được đảm bảo. Thay vì bỏ tiền của mình vào một nơi không có gì để đảm bảo thì tại sao chúng ta không chọn một gói tài chính của một công ty chứng khoán uy tín?

chọn kênh đầu tư tài chính cá nhân phù hợp và an toàn

Giới thiệu 2 cách, 4 nguyên tắc và 5 bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Trên mạng và các blog viết rất nhiều về chủ đề quản lý tài chính cá nhân này. Bên cạnh đó, bạn không “cô độc” trên con đường xây dựng nguồn tài chính cho bản thân. Có 2 tuýp người sử dụng cách quản lý chi tiêu: 

  • Sử dụng kiểu ghi chép truyền thống vào cuốn sổ tay
  • Công nghệ hiện đại đã cho ra mắt rất nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu, bạn có thể theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng của mình bằng biểu đồ trực quan nhất. Thuận tiện, nhanh chóng và thông minh là 3 cảm nhận của người dùng ứng dụng cảm nhận được. 

Ứng dụng quản lý tài chính Money Lover 

Dù bạn có là người thuộc tuýp ưa thích cách nào thì cũng không nên quên 4 nguyên tắc sau đây: 

  • Nỗ lực kiếm tiền
  • Tiết kiệm tiền và sử dụng tiền đúng mục đích,
  • Đầu tư tiền, 
  • Bảo vệ tiền trước mỗi dự định đầu tư

Gợi cho bạn 5 bí quyết thông thái được sử dụng nhiều nhất: 

  • Nắm rõ con số thu nhập cá nhân
  • Sử dụng phương pháp quản lý thu nhập 50/20/30 để phân bổ chi tiêu
  • Tiết kiệm càng sớm càng tốt, chỉ sử dụng tiền ở những lý do cần thiết
  • Tìm cách tăng thu nhập cho bản thân
  • Đặt quyết tâm cao cho mục tiêu tài chính của bản thân

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất vẫn là cách phù hợp nhất với thu nhập và cuộc sống của bạn. Chỉnh sửa công thức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo chi tiêu không vượt quá tiền tiết kiệm. 

Xem thêm:

Học cách quản lý tài chính thành công qua chiến lược đầu tư của Warren Buffett

Cách quản lý tài chính thông minh để có ít nhất 200 triệu ở tuổi 30