La bàn đầu tư DGO tuần 06/03-10/03/2023
La bàn đầu tư - Chiến lược đầu tư đa kênh tài sản 06/03/2023 241
Việt Nam: Số liệu vĩ mô tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023 có nhiều điểm tích cực
- Lạm phát toàn phần trong tháng 2 của Việt Nam tăng 4,31% so với cùng kỳ (yoy), giảm so với mức tăng 4,89% yoy trong tháng 1.
- Sản lượng sản xuất của Việt Nam trong tháng 2 tăng trưởng trở lại.
- Chỉ số giá tiêu dùng toàn phần (CPI) tháng 2/2023 của Việt Nam tăng 0,54%mom và tăng 4,31% yoy, giảm so với mức tăng 4,89% yoy của tháng 1. Trong khi CPI cơ bản (không gồm giá thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do nhà nước quản lý) tháng 2 tăng 5,08% yoy, giảm so với mức tăng 5,21% yoy của tháng 1. Các nhóm hàng có mức tăng mạnh nhất trong tháng bao gồm: nhóm giao thông tăng 2,11% mom, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,81% mom. Ở chiều ngược lại nhóm dịch vụ giáo dục, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là các nhóm giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là 0,57% mom và 0,17% mom
Trong 2 tháng đầu năm 2023 giá trị xuất siêu của Việt Nam ước đạt 2,82 tỷ USD,trong khi cùng kỳ nhập siêu 0,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 2 tháng ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ 2022. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ 2022.
Dữ liệu PMI mới nhất cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Nhân tố chính dẫn đến cải thiện sức khỏe ngành sản xuất là sự cải thiện của nhu cầu thị trường. Điều này giúp các công ty có được khách hàng mới và có số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 2, và đây là lần tăng đầu tiên trong bốn tháng qua. Nhờ đó chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tháng 2 đã tăng lên mức 51,2 tăng so với mức 47,4 trong tháng 1..
Đọc báo cáo chi tiết tại: Đây