Hợp tác cùng phát triển

Cập nhật kinh tế vĩ mô – Tiêu điểm đầu tư công

Báo cáo vĩ mô - chuyên đề - sự kiện 10/09/2020    1072

Chia sẻ

  • Ngành công nghiệp và dịch vụ suy yếu trong tháng 08/2020 do ảnh hưởng từ làn sóng COVID-19 thứ hai.
  • Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 8, chỉ tăng 0,1% sv tháng trước.
  • Thặng dư thương mại ước tính đạt 10,9 tỷ USD lũy kế 8 tháng đầu năm 2020, tăng gấp đôi sv mức 5,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.

Tăng trưởng ngành dịch vụ chậm lại trong tháng 8

Làn sóng COVID-19 thứ 2 bùng phát tại Đà Nẵng từ ngày 25/07 và sau đó lan rộng ra 15 địa phương với tổng số tăng lên 1.049. Chính phủ đã yêu cầu thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tại Đà Nẵng và Quảng Nam trong vòng 40 ngày, đồng thời yêu cầu tạm dừng mọi phương tiện giao thông công cộng. Theo Tổng Cục Thống Kê (TCTK), tổng giá trị ngành dịch vụ và bán lẻ tháng 8/2020 giảm 2,7% sv tháng trước nhưng vẫn tăng 1,7% sv. Trong đó, doanh thu bán lẻ tăng 6,3% sv cùng kỳ năm trước, trong khi doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú và doanh thu du lịch lần lượt giảm 15,6% và 74,2% svck.

Ngành công nghiệp tiếp tục suy yếu trong tháng 8

Chỉ số quản lý mua hàng tại Việt Nam (PMI) giảm về mức 45,7 điểm trong tháng 8 sv mức 47,6 điểm của tháng 7 do sức cầu đối với các sản phẩm công nghiệp suy giảm (cả cầu trong nước và ngoài nước), cũng như sự gián đoạn kéo dài của chuỗi cung ứng toàn cầu. PMI đạt dưới mức 50 cho thấy sự suy giảm của ngành sản xuất.

Đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng 8

Nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác bị chậm lại. Theo TCTK, giải ngân đầu tư công trong 8 tháng đầu năm 2020 tăng 30,4% sv cùng kỳ lên mức 250,5 nghìn tỷ đồng (cao hơn mức tăng 27,2% trong 7T20 và 5,4% trong 8T19), tương đương 50,7% kế hoạch cả năm đã điều chỉnh.

Xuất khẩu tăng tốc, thặng dư thương mại tiếp tục cải thiện

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tháng 8 ước tính tăng 6,5% sv tháng trước lên 26,5 tỷ USD (+2,5% sv cùng kỳ), lập kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu theo tháng. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 1,5% sv cùng kỳ lên 174,1 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu tháng 8 tăng 8,6% sv tháng trước lên 24,0 tỷ USD (+7,3% sv cùng kỳ), tuy nhiên lũy kế 8 tháng vẫn giảm 1,7% sv cùng kỳ xuống 163,2 tỷ USD do nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm. Do đó, 8 tháng đầu năm 2020 ghi nhận xuất siêu kỷ lục lên tới 10,9 tỷ USD.

Chúng tôi đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2020

Do đợt bùng phát COVID-19 thứ 2 đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế và làm triển vọng tăng trưởng trở nên bất định hơn, chúng tôi đưa ra hai kịch bản dự báo tăng trưởng Việt Nam trong năm 2020. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ ngăn chặn được làn sóng COVID-19 thứ hai trong tháng 9 và dự báo GDP năm 2020 tăng 3,5% sv năm 2019. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực của đại dịch đối với ngành Dịch vụ sẽ còn dai dẳng và trầm trọng hơn, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức thấp hơn, chỉ tăng 2,3% sv năm 2019.

Xem thêm báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY