Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 24.02.2021 – Giá hàng hóa tăng lên mức cao nhất trong gần 8 năm

Nhận định Thị trường hàng ngày 24/02/2021    680

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 24/02/2021

1. Tin vĩ mô thế giới

Thị trường đang trở nên căng thẳng trước động thái sắp tới của Chủ tịch FED

Điều thu hút sự chú ý của thị trường gần đây là lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, đặc biệt là sự chênh lệch xa hơn trên đường cong lãi suất. Trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm đi ngang, trái phiếu loại 5 năm đã tăng gần ¼ điểm phần trăm khi thị trường đóng cửa cuối tuần trước. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu loại 10 năm đã tăng 41 điểm phần trăm để chạm 1,34%. Đây là mốc mà nó đã chạm đến năm 2020, trước cú sập tồi tệ do đại dịch Covid-19.

Trong khi đó lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm thậm chí còn tăng mạnh hơn với gần nửa điểm trong năm nay lên 2,14%.

Tình trạng khó xử của ông Powell có thể được giải thích như sau: Lợi suất trái phiếu tăng có thể báo hiệu sự suy thoái của nền kinh tế mà FED đang thúc đẩy. Nếu xu hướng vượt ngoài tầm kiểm soát, FED có thể phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn so với thị trường mong đợi.

Giá hàng hóa tăng lên mức cao nhất trong gần 8 năm trong bối cảnh các nhà đầu tư đang bùng nổ sự quan tâm đối với mọi hàng hóa từ dầu cho đến ngô

Các quỹ phòng hộ đã đổ dồn vào đầu tư hàng hóa, một cuộc đánh cược tập thể rằng kích thích của chính phủ cộng với lãi suất gần bằng không sẽ thúc đẩy nhu cầu, tạo ra lạm phát và tiếp tục làm suy yếu đồng đô la Mỹ khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Chỉ số hàng hóa giao ngay Bloomberg theo dõi biến động giá của 23 loại nguyên liệu thô đã tăng 1,6% vào thứ Hai (22/2) lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2013. Chỉ số này đã tăng 67% kể từ khi đạt mức thấp nhất trong 4 năm vào tháng 3/2020.

JPMorgan cho biết vào đầu tháng này rằng, các mặt hàng dường như đã bắt đầu một chu kỳ siêu mới, một khoảng thời gian kéo dài trong đó giá cao hơn nhiều so với xu hướng dài hạn của nó. Điều đó lặp lại những nhận xét tương tự từ Goldman Sachs. Trong lịch sử, hàng hóa đã chứng kiến ​​4 chu kỳ tương tự trong 100 năm qua.

Loại tài sản thường được coi là hàng rào tốt chống lại lạm phát là điều mà gần đây đã trở thành mối quan tâm của các nhà đầu tư. Các nhà phân tích của JPMorgan do Marko Kolanovic dẫn đầu cho biết ngày 10/2 rằng, khi các mặt hàng phục hồi sẽ là câu chuyện về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch cũng như các chính sách tiền tệ và tài khóa cực kỳ nới lỏng.

Hàng hóa cũng có thể tăng vọt do hậu quả không mong muốn của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với nguy cơ hạn chế nguồn cung dầu trong khi thúc đẩy nhu cầu kim loại cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, sản xuất pin và xe điện.

Giá hàng hóa biến động còn ảnh hưởng lớn đến chi phí cuộc sống thông qua giá nhiên liệu, điện, thực phẩm và các dự án xây dựng. Chúng còn giúp định hình thương mại, tỷ giá hối đoái và sau cùng là tình hình chính trị những nước phụ thuộc hàng hóa như Canada, Brazil, Chile và Venezuela.

2. Tin vĩ mô Việt Nam

Việt Nam xuất siêu gần 3 tỷ USD trong hơn 1 tháng đầu năm

Theo số liệu Tổng cục Hải quan công bố chiều 22/2, 15 ngày đầu tháng này kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 9,94 tỷ USD, tăng nhẹ gần 2,5% so với cùng kỳ 2020.

Trong đó, trong nửa đầu tháng 2, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/2, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,46 tỷ USD, tăng mạnh gần 36,9% so với cùng kỳ 2020, tương đương con số tăng thêm hơn 10 tỷ USD.

Liên quan đến nhập khẩu, trong nửa đầu tháng 2, kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, từ 1-15/2, nhập khẩu cả nước đạt 9,24 tỷ USD, giảm khoảng 500 triệu USD. Trong đó, hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ USD giai đoạn này đó là: máy vi tính, sản phẩm điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Song, tính từ đầu năm đến 15/2, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước vẫn tăng mạnh khi đạt 35,7 tỷ USD, tăng hơn 7 tỷ USD so với cùng kỳ 2020, tương đương gần 25,3%. Nhìn chung, so với cùng kỳ 1 năm trước, cả xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đều có sự khởi đầu ấn tượng.

Giới chuyên gia đánh giá đà phục hồi kinh tế của Việt Nam

Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa đưa ra nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt 7% năm 2021 nhờ sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài.

Theo AMRO, sau sự sụt giảm mạnh trong quý II/2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu hồi phục trên diện rộng trong quý III/2020 nhờ việc đẩy mạnh chi tiêu cho đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi cũng như xuất khẩu mạnh mẽ.

AMRO cho rằng sự phục hồi kéo dài và không đồng đều của nền kinh tế toàn cầu có thể gây phương hại tới sự phục hồi về nhu cầu bên ngoài. Mặc dù nhu cầu trong nước ở Việt Nam đã gia tăng sau khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, nhưng vẫn còn hoài nghi về nguy cơ tái bùng phát làn sóng dịch bệnh.

Về mặt tài chính, AMRO đề cập tới nguy cơ chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng bị suy giảm sẽ làm suy yếu “vùng đệm vốn” tương đối mỏng của hệ thống này. Đó là chưa kể nguy cơ dễ bị tổn thương cũng có thể nổi lên từ phân khúc cho vay tiêu dùng khá lớn và từ việc các ngân hàng tăng mạnh nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

3. Các kênh đầu tư

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo Bitcoin tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngày 22/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo tiền điện tử Bitcoin là tài sản có tính đầu cơ cao và không hiệu quả trong tiến hành giao dịch.

Phát biểu tại hội thảo DealBook của báo New York Times, bà Yellen nhận định Bitcoin là một tài sản có tính đầu cơ cao và rất không ổn định, do đó bà bày tỏ quan ngại về những rủi ro thua lỗ mà các nhà đầu tư có thể gặp phải.

Theo bà, về phạm vi sử dụng, đồng tiền này thường được sử dụng cho mục đích “tài chính bất hợp pháp”, bởi lượng điện năng tiêu tốn cho việc thực hiện các giao dịch là đáng kinh ngạc.

Đánh giá của bà Yellen được đưa ra trong bối cảnh đồng Bitcoin mất khoảng 6% giá trị trong phiên giao dịch tại châu Á sáng 23/2, xuống còn khoảng 52.000 USD, sau khi lập kỷ lục trên 58.000 USD vào cuối tuần qua.

4. Câu chuyện đầu tư

Những quyết định khiến Warren Buffett và các nhà đầu tư khác hối tiếc Mua giữa những thời điểm bi quan là ý tưởng không tồi

Warren Buffett – Chủ tịch Berkshire Hathaway

Điều hối tiếc: Mua Berkshire Hathaway

Warren Buffett lần đầu tiên đầu tư vào Berkshire Hathaway, một công ty dệt đang thất bại, vào năm 1962. “Nhà tiên tri xứ Omaha” cho rằng giá trị tổng thể của công ty đã giảm vì ngành công nghiệp dệt sợi đang gặp khó khăn, nhưng ông tin cổ phiếu của Berkshire đã giảm xuống mức thấp hơn giá trị nội tại của nó. Buffett cũng nhận thấy rằng mỗi khi công ty đóng cửa hoặc thoái vốn tại một nhà máy, Berkshire thường mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên một vài năm sau, khi người quản lý Berkshire đề nghị mua lại cổ phiếu của Buffett, nhà đầu tư này đã rất tức giận vì cho rằng mức giá đưa ra quá thấp. Buffett bắt đầu thu mua cổ phiếu Berkshire để giành quyền kiểm soát công ty và sau đó sa thải người quản lý kia.

Sau này, Buffett phải từ bỏ ngành dệt may và chuyển trụ sở Berkshire về quê hương của ông, Omaha. Tỷ phú nổi tiếng thế giới cũng thừa nhận việc mua lại Berkshire Hathaway chính là thương vụ đầu tư tệ hại nhất cuộc đời ông.

Bài học: Khi đầu tư, đừng để cảm xúc chi phối bạn

Warren Buffett khuyên những người mới đầu tư nên bỏ tiền vào những công ty mà họ thật sự tin tưởng và xây dựng danh mục với tầm nhìn dài hạn.

Jim Cramer – người dẫn chương trình “Mad Money”

Điều hối tiếc: Bán cổ phiếu mà mình tin tưởng

Năm 2012, quỹ ủy thác từ thiện của Jim Cramer quyết định đầu tư vào Bed, Bath & Beyond. Cramer đã tìm hiểu, đặt niềm tin vào công ty và mua vài nghìn cổ phiếu.

Vào thời điểm đó, mảng bán lẻ truyền thống đang phải vật lộn để cạnh tranh với Amazon và các nhà quan sát lo lắng rằng Bed, Bath & Beyond sẽ không thể tồn tại lâu. Ban đầu Cramer vẫn kiên trì nắm giữ dù giá cổ phiếu giảm, tuy nhiên cuối cùng ông vẫn quyết định bán chúng đi. Tuy nhiên, sau đó mã này đã tăng mạnh, cao hơn nhiều mức giá Cramer đã bán nó.

Bài học: Giữ vững lập trường của bạn

Người dẫn chương trình “Mad Money” khuyên mọi người kiên định với niềm tin của mình, đừng vội vàng bỏ cuộc.

Dave Ramsey – Cố vấn tài chính cá nhân

Điều hối tiếc: Rơi vào nợ nần

Dave Ramsey bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình từ năm 12 tuổi. Trong những năm đầu của tuổi 20, Ramsey đã kiếm được nhiều tiền từ việc mua nhà sau đó bán lại, nhưng dựa vào đòn bẩy tài chính để đảm bảo các giao dịch của mình. Khi một biến cố xảy ra, ngân hàng yêu cầu Ramsey trả hết nợ trong vòng 90 ngày. Sau khi trả một phần khoản nợ, Ramsey vẫn thiếu 400.000 USD và buộc phải nộp đơn phá sản vào năm 28 tuổi. Điều này khiến ông cảm thấy “tan nát và suy sụp”.

Bài học: Xây dựng mạng lưới an toàn

Sau khi nộp đơn xin phá sản, cách tiếp cận đầu tư của Ramsey đã thay đổi. Ông vẫn đầu tư vào bất động sản nhưng không còn nợ nần. Ramsey khuyên mọi người nên hạn chế việc vay nợ, lập quỹ dùng cho những trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm cho việc nghỉ hưu