Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 13.04.2021 – FED cam kết giữ chính sách tiền tệ nới lỏng. Cập nhật cổ phiếu ACB,STB,DPM

Nhận định Thị trường hàng ngày 13/04/2021    4445

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 13/04/2021

1. Tin vĩ mô thế giới

• Chủ tịch Fed: Khả năng cao không tăng lãi suất trong năm nay
– Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định cam kết giữ chính sách tiền tệ nới
lỏng dù kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi nhanh chóng, bao gồm “gần như chắc chắn” không tăng lãi suất bởi lạm phát bị kìm hãm và hàng triệu người dân Mỹ vẫn cần hỗ trợ.
– Kinh tế Mỹ đã khôi phục hơn 13 triệu việc làm từ đáy khủng hoảng Covid-19 nhưng vẫn còn khoảng 9 triệu việc làm chưa quay trở lại. Các bang, địa phương tại Mỹ bắt đầu nới lỏng hạn chế. Tuy nhiên, Powell cho rằng nhà chức trách cần hành động hơn nữa, đặc biệt là với nhóm người có thu nhập thấp, chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch.
– Với động thái cam kết giữ chính sách tiền tệ nới lỏng và các gói kích thích kinh tế mới của Tổng thống Biden thì lượng cung tiền sẽ tiếp tục được bơm ra nền kinh tế và điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến các thị trường tài chính toàn cầu.

• Châu Âu cần một kế hoạch khôi phục kinh tế tham vọng hơn
– Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune hôm 11/4 nhận định Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải tìm kiếm một kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch tham vọng hơn so với gói kích thích 750 tỷ euro đã được thống nhất vào mùa hè năm ngoái.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình LCI về việc EU sẽ cần bao nhiêu tiền để đầu tư vào những lĩnh vực này, Bộ trưởng Beaune cho rằng con số cần thiết sẽ là nhân đôi số tiền hiện có. Ông nói: “Các phản ứng kinh tế cần phải tham vọng hơn”.
– Bộ trưởng Beaune cho biết ông hy vọng 27 quốc gia thành viên EU sẽ phê chuẩn gói kích thích kinh tế vào tháng 5, để số tiền 750 tỷ euro có thể được phân phối từ mùa hè.

2. Tin tức Việt Nam

• Tái cơ cấu DNNN 5 năm tới: Sẽ thoái vốn qua sàn chứng khoán
– Bộ Tài chính đề xuất, trong 5 năm tới (2021-2025), có thể thí điểm chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang ngay mô hình ng ty cổ phần, sau đó niêm yết lên sàn chứng khoán và thực hiện thoái vốn qua sàn. Giải pháp mới sẽ thay cho biện pháp bán một phần vốn nhà nước trước, sau đó chuyển thành ng ty cổ phần để niêm yết lên sàn chứng khoán như giai đoạn vừa qua.
– Mạnh tay thoái trên 50% vốn tại DNNN: Trong các giải pháp tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu thí điểm mô hình chuyển đổi một số tập đoàn, tổng ng ty nhà nước từ mô hình ng ty một thành viên sang ng ty cổ phần 100% vốn nhà nước. Trong đó, cơ quan, đơn vị nhà nước nắm 100% cổ phần, có thể là Tổng ng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ toàn bộ cổ phần, hoặc nắm cổ phần chi phối. Sau đó, ng ty cổ phần nhà nước nắm 100% vốn sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán để thực hiện thoái
vốn hoặc huy động vốn qua sàn
– Bộ Tài chính đánh giá, nếu Việt Nam áp dụng mô hình trên, có thể đảm bảo ng khai, minh bạch, thuận tiện cho thoái vốn hoặc huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Từ đó, tiến tới thí điểm 1 số DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.

• Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam: Đón dòng FDI dịch chuyển giúp Việt Nam tăng trưởng cao
– Khi thế giới bắt đầu hồi phục từ đại dịch Covid – 19, tương lai của Việt Nam càng tươi sáng hơn và vốn FDI vào Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ.”, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam, khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với VnEconomy.
– Khi thế giới bắt đầu hồi phục từ đại dịch, tương lai của Việt Nam càng tươi sáng hơn. Chúng tôi dự đoán vốn FDI vào Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp Việt Nam quay trở lại quỹ đạo kinh tế với mức tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 6,6%.
– Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, thu hút FDI đã đạt trên 5 tỷ USD. Vì vậy, chúng tôi hy vọng vốn FDI hàng năm sẽ trở lại ở mức trên 30 tỷ USD nhờ sức
hấp dẫn của thị trường Việt Nam với chính trị ổn định, chính sách rõ ràng và nhất quán. Đồng thời, đồng tiền ổn định, dự trữ ngoại tệ mạnh, 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), tình hình lạm phát được kiểm soát và trên hết là lực lượng lao động trẻ, chăm chỉ và có tinh thần kinh doanh.
– Hội nhập toàn cầu là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và là một phần không thể thiếu trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Với chiến lược này, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt 543,9 tỷ USD vào năm 2020, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, với thặng dư thương mại là 19,1 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay.
– Một trong những điều đáng chú ý là năm qua, Việt Nam đã rất tích cực để hội nhập quốc tế với 3 FTA đã được ký kết: Hiệp định Vương quốc Anh – Việt Nam (UKVFTA), Hiệp định EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việt Nam đã tăng cường hội nhập kinh tế thông qua việc gia nhập WTO và 14 hiệp định thương mại đa phương và song phương đang có hiệu lực.
– Sự kết nối thương mại quốc tế này đã và đang là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các FTA sẽ hạ thấp các rào cản thương mại, tạo nhiều cơ
hội hơn cho các ng ty nước ngoài đến Việt Nam cũng như mang lại nhiều cơ hội hơn cho các ng ty Việt Nam trong thương mại và giao dịch quốc tế
– Cũng theo ông, ban đầu nguồn vốn FDI vào Việt Nam tập trung vào lĩnh vực dệt may và da giày, chủ yếu là vì chi phí sản xuất. Điều này đã có tác động rất tích cực đến Việt Nam, song Chính phủ cũng đang nỗ lực đưa Việt Nam tiến lên
trong chuỗi giá trị, do đó đã đặt mục tiêu hướng tới FDI vào lĩnh vực sản xuất ng nghệ.

3. Tin tức doanh nghiệp niêm yết

ACB – 2021: Lợi nhuận tăng trưởng ổn định
Cho 2021, ACB đặt kế hoạch LNTT đạt 10.602 tỷ đồng (+10,5% svck) và tăng trưởng tín dụng 9,5% svck. Đối với hoạt động kinh doanh Q1/2021, ngân hàng ghi nhận LNTT tăng trưởng ấn tượng, đạt 3.100 tỷ đồng (+61% svck), tăng trưởng tín dụng đạt 4% sv thời điểm đầu năm và tỷ lệ nợ xấu (NPL)khá thấp quanh mức 0,7%. ACB dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại với tỷ lệ 25%. ACB cũng đang tìm kiếm đối tác chiến lược cho ng ty con của mình là ACBS.
Đối với năm 2021, chúng tôi kỳ vọng LNST tăng 13,8% so với 2020 và mức tăng trưởng sau đó là 16% cho giai đoạn 2022-23. Phí trả trước bancassurance 370 triệu USD (tương đương 8000 tỷ) sẽ được phân bổ đều trong 15 năm.
ACB có chất lượng tài sản vững chắc top 3 ngân hang thương mại; và nguồn vốn dồi dào, cho phép ngân hàng duy trì mức tăng trưởng cao bền vững và lợi nhuận cao. Thế mạnh chính của ACB là cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm tốt và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tập trung vào chủ doanh nghiệp, các mảng này chiếm tỷ trọng lần lượt là 61,3% và 31,3% tổng dư nợ cho vay cuối năm 2020. Do đó, chúng tôi vẫn thích ACB cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

STB: Xếp hạng tín nhiệm của Sacombank tăng trước thềm đại hội
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s ngày 31/3/2021 đã nâng xếp hạn tiền gửi dài hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lên mức triển vọng ổn định, đồng thời nâng bậc đánh giá tín dụng cơ sở và tín dụng điều chỉnh.
Moody’s nâng mức xếp hạng với Sacombank là sự nhìn nhận nghiêm túc những nỗ lực cải thiện chất lượng tài sản, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng theo lộ trình chiến lược tái cơ cấu của Ngân hang.
Theo Moody’s, khả năng thanh khoản và huy động vốn của Sacombank luôn là điểm mạnh nhờ mạng lưới kinh doanh rộng khắp và nền tảng khách hàng cá nhân bền vững. Bên cạnh đó, Ngân hàng ít phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với biến động thị trường như nhận/gửi tiền liên ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 3% tổng tài sản và là mức thấp nhất trong các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng.
Trong lần nâng mức xếp hạng vừa qua, Moody’s cho biết, các mức xếp hạng tín nhiệm của Sacombank có thể gia tăng trong tương lai khi Ngân hàng tiếp tục cải thiện đáng kể khả năng hoàn trả nợ vay thông qua thanh lý tài sản có vấn đề, nhận về tiền mặt, tăng trích lập dự phòng và được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn.
Những kết quả đạt được cùng với sự đánh giá tích cực của Moody’s cho thấy, Sacombank thực sự chuyển mình cả về nội lực cũng như năng lực tài chính sau thời gian tập trung tái cơ cấu.

DPM – Triển vọng tươi sáng vẫn tiếp diễn
Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) ng bố kế hoạch năm 2021 bao gồm doanh thu đạt 8,3 nghìn tỷ đồng (+7% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 365 tỷ đồng (-78,9% YoY). Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2021 lần lượt thấp hơn 9,8% và 15,7% kế hoạch năm 2020 của ng ty.
Doanh thu thuần năm 2020 của Tổng ng ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) tăng 1,1% svck và giá khí đầu vào thấp giúp nâng biên lợi nhuận gộp của DPM trong năm 2020 lên 22,3% từ mức 18,2% năm 2019. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng mạnh 83,0% so với cùng kỳ, vượt 64% kế hoạch năm.
Chúng tôi cho rằng DPM hấp dẫn trong ngắn hạn nhờ (1) giá urê có xu hướng tăng , (2) khả năng của chính sách thuế VAT được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 7/2021, (3) Kỳ vọng khoản bồi thường bảo hiểm trị giá 113 tỷ đồng sẽ được ghi nhận trong giai đoạn 2021-2023 và (4) tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 6,9%

———–

DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư

Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn

Lich Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3 và Thứ 5

Tìm hiểu thêm và đăng ký: http://bit.ly/tuvandautu_DGO

Lịch Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần

Tìm hiểu thêm và đăng ký: http://bit.ly/dangky_khoaDGO

————

Hãy cùng đón chờ các Cập nhật của chúng tôi vào mỗi buổi sáng 8h hàng ngày trên Website: https://www.vndirect.com.vn/

Soundclound: https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCVCzjWFSb9iP7iK_VBTS3vQ