Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 12.11.2020 – Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 2 về kinh tế số ở Đông Nam Á vào năm 2025

Nhận định Thị trường hàng ngày 12/11/2020    522

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 12/11/2020

1. Vĩ mô quốc tế

EU đạt thỏa thuận về ngân sách, mở đường cho gói phục hồi kinh tế

Ngày 10/11, Nghị viện châu Âu (EP) và các nhà đàm phán của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí chi tiết ngân sách EU năm 2021-2027, mở đường kích hoạt gói phục hồi kinh tế trị giá 1.800 tỷ euro sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhằm đưa nền kinh tế của khối “xanh” hơn và mang tính số hóa nhiều hơn.

Thỏa thuận trên đạt được sau gần 4 tháng thảo luận, nêu rõ rằng các chính phủ chỉ có thể nhận được ngân sách của EU nếu tôn trọng luật pháp. Đây là một điều kiện mà Ba Lan và Hungary từng phản đối vì hai nước này đang bị EU điều tra về các cáo buộc phá vỡ tính độc lập của cơ quan tư pháp.

Theo thỏa thuận, phần chi cho y tế, giáo dục và an ninh trong ngân sách 1.100 tỷ euro sẽ tăng 16 tỷ so với thỏa thuận ban đầu của các lãnh đạo EU hồi tháng 7. Thỏa thuận cũng lập ra các khoản thu nhập mới để ngân khố của EU có thể tái chi 750 tỷ euro đã lên kế hoạch cho các khoản vay nhằm giúp các nước thành viên phục hồi sau đại dịch.

Dự kiến trong những tuần tới, các nghị sỹ EU và các đại diện của chính phủ các nước thành viên sẽ tiếp tục thảo luận chi tiết của gói phục hồi trị giá 750 tỷ, trong đó 672,5 tỷ sẽ được phân phối đến các chính phủ dưới dạng các khoản vay và hỗ trợ trên cơ sở các kế hoạch phục hồi của từng nước gồm các dự án và các cuộc cải cách.

Amazon đối mặt án phạt 37 tỷ USD trong vụ kiện chống độc quyền của châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) chính thức công bố những cáo buộc trong vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Amazon, cho rằng công ty này lạm dụng thế thống trị trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến. Cùng với đó, EU mở một cuộc điều tra thứ hai nhằm vào các hoạt động kinh doanh của “gã khổng lồ” thương mại điện tử Mỹ.

Các điều tra viên của châu Âu đã phát hiện thấy Amazon đưa vào các thuật toán bán lẻ của riêng hãng những liệu không công khai của các nhà bán lẻ độc lập, chẳng hạn dữ liệu về số sản phẩm được đặt hàng và doanh thu của các nhà bán lẻ. Việc này nhằm mục đích giúp Amazon quyết định đưa ra những sản phẩm mới nào, và với mức giá như thế nào, theo đó giành ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng của chính Amazon.

Theo EC, đánh giá sơ bộ của cơ quan này là Amazon đã vi phạm các quy định chống độc quyền của EU, nhưng cho biết cuộc điều tra phải được hoàn tất trước khi có bất kỳ án phạt nào được đưa ra. Cuộc điều tra có thể kéo dài nhiều năm và có khả năng dẫn tới một án phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu của Amazon trong 1 năm. Nếu dựa trên dự báo doanh thu của Amazon trong 2020, thì án phạt đó có thể lên tới khoảng 37 tỷ USD.

Cuộc điều tra thứ hai của EU nhằm làm sáng tỏ liệu Amazon có cố tình ưu ái các sản phẩm mà công ty này bán lẻ, hoặc ưu ái những nhà bán lẻ bên thứ ba sử dụng các dịch vụ hậu cần và giao hàng của Amazon. Một tâm điểm trong cuộc điều tra này là tiêu chuẩn mà Amazon sử dụng để lựa chọn các sản phẩm hiển thị trong mục “Buy Box”.

2. Vĩ mô Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025

Ngành dịch vụ số ở Đông Nam Á (Đông Nam Á) vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp đại dịch, với 40 triệu người dùng mới chỉ trong năm nay. Số lượng người dùng dịch vụ số mới ở Việt Nam tăng cao trong đại dịch (41% tổng số người tiêu dùng dịch vụ số là khách hàng mới), cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á. 94% trong số những người tiêu dùng mới này cũng cho biết họ có có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ số sau đại dịch.

Trung bình, mỗi người Việt Nam đã dành 3,1 giờ để online (cho mục đích sử dụng cá nhân, không tính online vì công việc) trước Covid-19. Con số này tăng vọt lên 4,2 giờ trong thời kỳ giãn cách xã hội và hiện nay là 3,5 giờ mỗi ngày. 8/10 người dùng cho rằng công nghệ là rất hữu ích trong thời kỳ đại dịch và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Thị trường thương mại điện tử dự báo sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó là thị trường dịch vụ vận chuyển và giao đồ ăn với 7 tỷ USD. Nhìn chung, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Dự báo cho năm 2025, kinh tế số Việt Nam có thể sẽ đạt 52 tỷ đô la Mỹ. Với kết quả này, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 2 về kinh tế số ở Đông Nam Á, sau Indonesia vào năm 2025.

Ninh Thuận sắp có dự án cảng biển tổng hợp đón tàu 100,00 DWT

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa quyết định giao 77,39 ha biển (gồm 38,56 ha xây dựng bến cảng, kè bảo vệ bờ và 38,83 ha làm vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, luồng vào cảng) tại  thôn Thương Diêm 2, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam cho Công ty cổ phần cảng quốc tế Trung Nam Cá Ná. Việc giao khu vực biển để thực hiện dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1, có năng lực đón tàu trọng tải 100.000 DWT. Các danh mục đầu tư của dự án gồm bến cảng, kè bảo vệ bờ, khu nước trước bến, vũng quay tàu và luồng vào cảng.

Nhà đầu tư phải nộp 5 triệu đồng/ha phí sử dụng biển để làm bến cảng, kè bảo vệ bờ và 6 triệu đồng/ha phí sử dụng biển để làm vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, luồng vào cảng mỗi năm. Đồng thời, nhà đầu tư còn phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường biển trong thời gian sử dụng, sau đó phải cải tạo phục hồi, cải thiện môi trường biển sau khi hết hạn khai thác.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1, dự án sẽ đầu tư xây dựng hai bến cảng 70.000 – 100.000 DWT, một bến cảng 20.000 DWT và khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ; công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm. Đến tháng 12/2022, dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 1 và tiếp tục khởi công xây dựng bến số 2 vào tháng 1/2023.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm đạt 1.5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2020 đạt 1,5 tỷ USD. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi khi Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vượt lên đứng đầu chiếm hơn 33%, tiếp theo là các thị trường Mỹ chiếm 16,6%, ASEAN gần 10%, EU hơn 9%…

Mặc dù xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã có mặt ở khắp các thị trường thế giới, nhưng trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu cá tra của Việt Nam rồi lại xuất bán sang Nga và châu Âu.

Theo đánh giá của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ngành nuôi cá tra cũng đang đối mặt với khó khăn do chất lượng giống ngày càng suy giảm khiến tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn nuôi thương phẩm cao, hiệu quả sản xuất thấp. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng bệnh dịch, khi nguồn nước các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp thấp, các tỉnh giáp biển bị xâm nhập mặn.

Các rào cản thương mại, kỹ thuật vẫn đang tiếp diễn; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định mới của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, hay các quy định mới của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (Hiệp định EVFTA) của thị trường EU.

Tôm Việt Nam đang dẫu đầu thị phần tại Canada

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Canada đứng thứ 13 về NK tôm trên thế giới, chiếm khoảng 2% tổng giá trị NK tôm thế giới. Sáu tháng đầu năm nay, NK tôm của Canada đạt gần 213 triệu USD, tăng 0.5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Canada. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho Canada. Ấn Độ đứng thứ hai về cung cấp tôm cho Canada, chiếm 28%. Tiếp đó là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia lần lượt chiếm 13%, 7% và 4%. Trên thị trường Canada, thị phần của Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tăng trong khi thị phần của Thái Lan ngày càng giảm.

Tính tới tháng 10 năm nay (trừ tháng 1 do trùng Tết Nguyên đán), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada liên tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong các tháng còn lại. Trong 5 năm (2015-2019), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada cũng tăng từ 139 triệu USD năm 2015 lên 152 triệu USD năm

Chính phủ Canada đang có những chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp nước này đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc nhập khẩu từ Mỹ, và Việt Nam là một trong những quốc gia các doanh nghiệp Canada quan tâm muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.