Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 11.03.2021 – Bị coi là “mang tư duy cờ bạc” nhưng giới đầu tư nhỏ lẻ đang thực sự định hình lại TTCK

Nhận định Thị trường hàng ngày 11/03/2021    1645

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 11/03/2021

1. Tin vĩ mô thế giới

Gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD ảnh hưởng Phố Wall thế nào

– Gói hỗ trợ Covid-19 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, dự kiến được ký thông qua cuối tuần này, sẽ chi trả trực tiếp 1.400 USD hàng tháng cho cá nhân có thu nhập dưới 80.000 USD/năm hoặc cặp vợ chồng thu nhập dưới 160.000 USD/năm.

– “Tôi nghĩ phần lớn số tiền hỗ trợ sẽ chảy vào thị trường chứng khoán và đó là yếu tố tích cực”, Randy Frederick, phó chủ tịch giao dịch và phái sinh tại Charles Schwab, nói.

– Khảo sát của Deutsche Bank với 430 nhà đầu tư cá nhân tháng 2 cho thấy trung bình, người dân Mỹ dành 37% mọi khoản tiền hỗ trợ họ nhận được vào cổ phiếu.

– Với tỷ lệ này, số tiền từ gói cứu trợ sắp tới chảy vào Phố Wall ước tính từ 25 tỷ USD (nếu chỉ tính riêng nhà đầu tư có tài khoản trực tuyến) cho tới 150 tỷ USD (nếu tất cả người nhận hỗ trợ đều đầu tư cùng tỷ lệ trên), theo chiến lược gia Parag Thatte của Deutsche Bank.

– Các quỹ cổ phiếu Mỹ trước đó ghi nhận dòng vốn vào cao gần kỷ lục khoảng 15 tỷ USD/tháng. “Do đó, dòng tiền đến từ khoản hỗ trợ có thể rất đáng kể, đặc biệt nếu gói kích thích được triển khai nhanh”, Thatte cho biết.

– Gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD có thể thúc đẩy hơn nữa số lượng nhà đầu tư cá nhân, vốn đang tăng do đại dịch Covid-19 khiến người dân Mỹ phải ở nhà, có thêm thời gian rảnh bên máy tính hoặc điện thoại thông minh.

– Các chiến lược gia tại Goldman Sachs gần đây nâng ước tính lực cầu cổ phiếu ròng năm 2021 từ các hộ gia đình từ 100 tỷ USD lên 350 tỷ USD, phản ảnh “tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và lãi suất cao hơn so với giả định của chúng tôi trước đây, thêm vào đó là khoản hỗ trợ cho các cá nhân và hoạt động giao dịch nhỏ lẻ gia tăng đầu năm 2021”.

– “Chúng tôi dự báo lực cầu cổ phiếu lớn nhất năm nay đến từ các hộ gia đình”, nhóm chiến lược gia nhận định.

Mỹ đẩy mạnh nỗ lực giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc

– Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị ký lệnh hành pháp với mục đích phát triển hệ thống cung ứng mới trong ngành sản xuất chip điện tử và các mặt hàng chiến lược, để không phụ thuộc vào Trung Quốc.

– Ở giai đoạn đầu, Washington sẽ đánh giá lại toàn bộ các chuỗi cung ứng hiện có để xác định mức độ phụ thuộc của Mỹ vào các quốc gia khác.

– Mặc dù Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về công nghệ cao, đặc tính toàn cầu của các hệ thống cung ứng phát triển trong những thập kỷ gần đây đã khiến các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Những con chip hiện đại nhất được sử dụng trong các ngành công nghiệp và điện tử phức tạp thường được sản xuất theo công nghệ và tài sản trí tuệ của Mỹ. Đây chính là điều mà Mỹ dựa vào để gây áp lực khi sử dụng các lệnh trừng phạt đối với doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei….

– Như vậy, tất cả quốc gia, kể cả các đối thủ, đều phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc không thể sản xuất chip thế hệ mới nhất nếu không có công nghệ và thiết bị Mỹ, và Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu thị trường mà không có linh kiện và thành phẩm hoàn thiện từ Trung Quốc.

– Mỹ đang cố gắng đàm phán với các đồng minh để phát triển hệ thống cung cấp độc lập khỏi Trung Quốc. Ví dụ Australia tham gia trong lĩnh vực khai thác, tinh luyện kim loại đất hiếm. Công ty khai thác mỏ Lynas của Australia thậm chí đang xây dựng một nhà máy xử lý đất hiếm ở bang Texas, được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ.

– Với Panasonic của Nhật Bản và LG Chem của Hàn Quốc, Mỹ cố gắng bỏ qua Trung Quốc trong việc cung cấp pin cho xe điện. Hiện tại, công ty Contemporary Amperex Technology Limited (CATL) (Trung Quốc) đang thống trị thị trường pin xe ô tô điện trên toàn cầu. Rõ ràng là không một quốc gia nào, kể cả Mỹ, có thể một mình đạt được tiến bộ công nghệ trong điều kiện ngày nay.

– Theo Nikkei Asia Review, Mỹ muốn hợp tác với các đồng minh trong việc trao đổi thông tin nhanh chóng về hoạt động của chuỗi cung ứng, và thiết lập cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp thị trường thiếu hụt bất kỳ thành phần quan trọng nào. Tính cấp thiết của vấn đề này được thể hiện qua sự thiếu hụt chip trong ngành công nghiệp ô tô.

– Nhưng thực tế là không phải lúc nào cũng có thể nhanh chóng lấp đầy khoản thiếu hụt nào đó trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là nếu số lượng các nhà cung cấp có hạn. Ví dụ, công ty TSMC Đài Loan đã hoạt động quá khả năng của mình. Dù có lời kêu gọi của Washington trong việc tăng cường sản xuất các linh kiện cần thiết, công ty sẽ khó có thể mở rộng sản xuất trong ngắn hạn.

2. Tin vĩ mô Việt Nam

HSBC đưa ra nhiều dự báo về định hướng chính sách tiền tệ, lạm phát và tăng trưởng GDP Việt Nam

– Hôm nay, ngân hàng HSBC công bố báo cáo mới trong đó đưa ra một số nhận xét và nhận định về tình hình diễn biến giá cả, lạm phát và kinh tế Việt Nam. Dưới đây là một số nội dung tóm tắt:

– Theo HSBC, dù rằng có một số rủi ro lạm phát tăng cao, việc giá cả thực phẩm không tăng nóng tại Việt Nam sẽ giúp lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát.

– HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình 3% trong năm 2021,dưới mức trần 4% theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), chính vì vậy SBV sẽ có khả năng duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.

– Dù rằng xuất khẩu tăng trưởng tốt, làn sóng Covid-19 thứ 3 đang cản trở phần nào sự phục hồi của kinh tế nội địa. HSBC dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ tăng trưởng 7%.

– Theo phân tích của HBSC, dù rằng trong tháng 2/2021, lạm phát tại Việt Nam tăng cao so với cùng kỳ, lạm phát nói chung sẽ vẫn ổn định. Giá thực phẩm đang hạ nhiệt đà tăng bởi giá thịt lợn được bình ổn, vì vậy tác động của giá dầu cao cũng giảm bớt đi.

– Cùng lúc đó, lạm phát phía cầu sẽ hồi phục lại tuy nhiên sẽ tăng trưởng ở tốc độ chậm hơn bớt xét đến việc tình hình thị trường lao động vẫn còn khó khăn.

– Diễn biến tỷ giá tiền đồng ổn định trong những năm gần đây làm giảm đi những lo lắng tỷ giá cao dẫn đến làm tăng CPI. HSBC dự báo tỷ giá tiền đồng/USD ở mức 23.100 đồng/USD ở thời điểm cuối năm 2021..
Nhìn chung, HSBC dự báo lạm phát Việt Nam sẽ trung bình ở mức khoảng 3% trong năm 2021, dưới mức trần 4% của SBV. Khi mà lạm phát không phải là mối lo, SBV sẽ có khả năng không thay đổi chính sách tiền tệ trong suốt năm 2021.
Gần đây, Việt Nam có đương đầu với đợt bùng dịch Covid-19 mới. Đợt dịch đó tính đến thời điểm hiện tại đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên nó sẽ vẫn hạn chế phần nào tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng. HSBC dự báo GDP Việt Nam năm 2021 sẽ tăng trưởng khoảng 7%, tăng trưởng quý 1/2021 không được như tính toán trước đó.

3. Kênh tài sản khác

Financial Times: Bị coi là “mang tư duy cờ bạc” nhưng giới đầu tư nhỏ lẻ nghiệp dư đang thực sự định hình lại thị trường chứng khoán

Một vài tháng trước, những người được gọi là nhà đầu tư cá nhân này là một hiện tượng kỳ quặc trên thị trường chứng khoán Mỹ, họ lao vào thị trường để thoát khỏi sự nhàm chán của đóng cửa do đại dịch. Phí giao dịch không mất, đây là hệ quả từ cuộc chiến giá cả mà Robinhood đã khởi động từ năm 2019.

Hô hào trên mạng xã hội “cổ phiếu chỉ có thể tăng giá”, họ thể hiện sự lạc quan về triển vọng kinh tế, điều mà các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp thường thiếu. Họ thúc đẩy cuộc biểu tình lịch sử trên thị trường chứng khoán đã kéo dài hơn một năm cho đến nay.

Không nhiều người trong ngành đầu tư coi trọng “dòng tiền ngớ ngẩn” này. Những lão làng trên thị trường chứng khoán chỉ ra xu hướng nhà đầu tư cá nhân đang thịnh hành, như một dấu hiệu cho thấy thị trường sắp đạt đỉnh và tự tin chỉ ra việc các nhà đầu tư cá nhân ngây thơ rồi sẽ vỡ trận trong thời gian tới khi thị trường biến động.

Năm 2021 được minh chứng là năm đột phá với các nhà đầu tư nghiệp dư. Credit Suisse ước tính có thời điểm nhà đầu tư cá nhân chiếm 1/3 giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Câu hỏi gây nhức nhối trên phố Wall là liệu sự bùng nổ giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân có phải là một hiện tượng tạm thời lấy cảm hứng từ COVID-19 rồi chắc chắn sẽ sụp đổ – như cơn sóng dotcom, hay đây là khởi đầu cho kỷ nguyên mới của thị trường chứng khoán Mỹ

Sự điên cuồng trong giao dịch cổ phiếu GameStop là ví dụ bùng nổ và dễ thấy về sự thay đổi sức mạnh thị trường đã được gây dựng trong hơn một năm. Tháng 1, cổ phiếu của nhà bán lẻ trò chơi điện tử tăng vọt, khi các nhà đầu tư cá nhân chia sẻ với nhau vô số ý tưởng trên mạng xã hội Reddit. Họ đối đầu với các quỹ đầu tư bán khống cho rằng GameStop sẽ khó khăn trong thời đại kỹ thuật số..

Một cuộc khảo sát của Deutsche Bank nói rằng họ có ý định đưa 37% bất kỳ khoản hỗ trợ nào trong gói kích thích chính phủ vào cổ phiếu, số tiền có thể lên tới 170 tỷ USD. Trong trường hợp thị trường chứng khoán sụt giảm, họ cũng không có ý định rút lui, mà bỏ thêm tiền vào.

Một số nhà đầu tư kì cựu cho rằng sự điên cuồng hiện tại là điều đáng ghê tởm, Charlie Munger, phó chủ tịch 97 tuổi của Berkshire Hathaway gần đây mô tả GameStop như cơn điên được dẫn dắt bởi nhóm cờ bạc mới, những kẻ có tư duy kiểu cá cược đua ngựa.

Tuy nhiên, nhiều người ở phố Wall đang bắt đầu tin rằng đợt bùng nổ nhà đầu tư cá nhân này có khả năng lâu bền hơn những lần trước. Họ chỉ ra những thay đổi kể từ thời bong bóng dotcom kết hợp với nhau có khả năng đem đến những tác động sâu rộng ngoài yếu tố đại dịch: sự xuất hiện của giao dịch tự do, khả năng giao dịch phần nhỏ của cổ phiếu, cải thiện giao dịch người dùng và tốc độ kết nối, khả năng tiếp cận đòn bẩy rẻ hơn, và sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội.

Đó là những tin tức cuối cùng trong bản tin của chúng tôi ngày hôm nay, cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại vào 8h sáng ngày mai.