Hợp tác cùng phát triển

Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 15.04.2020

Nhận định Thị trường hàng ngày 15/04/2020    1938

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Bài học từ thất bại thê thảm của nhà văn Mark Twain trên thị trường chứng khoán”

1. Tình hình thế giới

Các nền kinh tế tung gói giải cứu lớn như thế nào để đối phó Covid-19

Hôm nay Bản tin tài sản đầu tư cùng Quý vị nhìn lại về các gói cứu trợ của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Và các gói này đang phần nào giúp giảm thiểu sự đổ vỡ domino trên toàn cầu..

Mỹ: Tổng giá trị gói tài khóa 2000 tỷ USD. Lãi suất cơ bản xuống 0%, 1.200 tỷ USD sẽ được gửi tới hầu hết các công dân trưởng thành Mỹ. Với trẻ em, số tiền được cấp là 500 tỷ USD. Các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận chương trình cho vay trị giá 367 tỷ USD trong khi quỹ 500 tỷ USD được thành lập để hỗ trợ các ngành công nghiệp, thành phố và tiểu bang chịu thiệt hại của dịch bệnh; cung cấp gói hỗ trợ ngành hàng không trị giá 58 tỉ USD. Đồng thời FED cũng đưa ra gói QE không giới hạn.

Anh: Tổng giá trị 60 tỷ USD (57 tỷ EUR). Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cắt giảm lãi suất từ 0,25% xuống còn 0,1%, đồng thời tăng cường thu mua trái phiếu nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Chỉ một tuần trước đó, BOE đã cắt giảm lãi suất 0,5%, xuống mức 0,25% nhằm thúc đẩy nền kinh tế – lần đầu tiên kể từ tháng 8/2016 BOE quyết định giảm lãi suất.

Đức: Gói kích thích kinh tế trị giá 1200 tỷ USD (1100 tỷ euro) – lớn nhất từ sau thế chiến tới nay – để hỗ trợ các doanh nghiệp, cung cấp tín dụng “không có giới hạn” để tiếp sức cho hoạt động kinh doanh. Chính phủ Đức cũng có kế hoạch xây dựng một quỹ bình ổn kinh tế, trong đó chi 400 tỷ euro để đảm bảo các khoản nợ của các công ty, 100 tỷ euro cho vay hoặc mua cổ phần trong các công ty và 100 tỷ euro hỗ trợ ngân hàng đầu tư nhà nước KfW

Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp có tổng trị giá 1000 tỷ USD (108.000 tỷ yen) – tương đương với 20 % GDP của Nhật Bản – nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của dịch Covid-19. một là nhằm bảo vệ công việc làm cho người lao động và hai là tránh để các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị vỡ nợ. Chính quyền của thủ tướng Abe giúp các doanh nghiệp tiếp tục trả tiền lương cho nhân viên, tạo điều kiện cho số này có thể vay tín dụng ngân hàng với lãi suất ở số không

Mặc dù các gói hỗ trợ kinh tế đều là khổng lồ, nhưng chủ yếu là để tránh đổ vỡ nền kinh tế. Và lượng tiền lớn in ra từ hư vô này có thể khiến đồng tiền mất giá trị lớn sau đó. Nhà đầu tư nên ưu tiên nắm giữ tài sản thay vì tiền mặt trong dài hạn.

2. Tình hình Việt Nam

Người thuộc diện hỗ trợ sẽ nhận tiền từ gói 62.000 tỷ đồng ngay trong tháng 4

Bộ trưởng Lao động, Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết hiện cơ quan này đang dự thảo Quyết định của Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng và tiêu chí để giải ngân sớm nhất cho người thụ hưởng, dự kiến trình để Thủ tướng ký ban hành vào ngày 15/4. Sau khi có quyết định này, các bộ cũng sẽ ban hành các thông tư để làm rõ quy trình thủ tục giải ngân.

Dự báo phạm vi thụ hưởng khoảng 20 triệu người. Các đối tượng được nhận thuộc 7 nhóm với mức cụ thể như sau:

  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn, 1.800.000 đ
  • Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4, 1 triệu đồng;
  • Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; 1 triệu đồng
  • Người có công với cách mạng, người nhận trợ cấp xã hội đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; 500 nghìn đồng/ tháng.
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019; 250 nghìn đồng/ tháng
  • Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian tháng 4-6: Được vay đến 50% tiền lương tối thiểu vùng để chi trả cho người lao động, với lãi suất 0% trong thời gian tối đa 12 tháng.

3. Tài sản đầu tư

Bất động sản nào phục hồi sau dịch?

Tổ chức Du lịch Thế giới đã điều chỉnh triển vọng lượng khách du lịch quốc tế năm 2020 giảm từ 1% đến 3%. Đây là lần đầu tiên số lượng du khách quốc tế được dự đoán giảm sau mười năm tăng trưởng liên tiếp. Việt Nam cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể lượng khách quốc tế, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường quan trọng nhất, chiếm 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2019.

Đối với lĩnh vực bán lẻ, việc gia tăng các biện pháp cách ly xã hội có tác động làm giảm mức tiêu dùng. Hầu hết các đơn vị thuê mặt bằng kinh doanh cho biết doanh thu của họ sụt giảm mạnh và mong muốn được giảm tiền thuê để chia sẻ gánh nặng. Còn về phía các đơn vị cho thuê mặt bằng, họ đang theo dõi diễn biến và ảnh hưởng của dịch COVID- 19 và xem xét các biện pháp hỗ trợ giảm tiền thuê tới 50% trong thời gian cao điểm dịch bùng phát.

Lĩnh vực bất động sản nhà ở chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn bởi các lệnh cấm du khách nhập cảnh, làm gián đoạn việc khảo sát và thực hiện các giao dịch của khách nước ngoài, trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các giao dịch bất động sản với khách nước ngoài.

Mặc dù tác động của đại dịch COVID-19 được dự báo có thể kéo dài đến cuối năm 2020, ngành dịch vụ du lịch và khách sạn có thể là ngành đầu tiên phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng. Với lợi thế số lượng du khách đa số là khách trong nước (82,5% tổng lượng du khách năm 2019) và các thị trường nước ngoài lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, các nhóm khách này được dự đoán sẽ nhanh chóng du lịch trở lại sau khi đại dịch được kiểm soát. COVID-19 cũng được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho sản xuất, mở ra thêm nhiều cơ hội cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.

4. Câu chuyện đầu tư

Chúng ta có xu hướng tập trung quá nhiều vào suy nghĩ có thể kiếm được bao nhiêu tiền mà quên mất việc đánh giá khả năng thất bại và khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Điều đơn giản này đã luôn bị các nhà đầu tư bỏ qua.

Nhà văn Mark Twain được cả thế giới biết đến với các tác phẩm nổi tiếng như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Hoàng tử và Chú bé nghèo khổ, Cuộc sống trên sông Mississippi…

Nhưng không chỉ nổi tiếng trên diễn đàn văn học, Mark Twain còn rất nổi tiếng trong cộng đồng đầu tư bởi những vụ thua lỗ thê thảm.

Vào tuổi 59 (tức thập niên 1880), ông đã có vụ thua lỗ nổi tiếng nhất, khiến thi hào mất ít nhất 150.000 USD tương đương 4 triệu USD ngày nay. Đó là khoản đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy in do Paige phát minh ra – loại máy mà Mark Twain tin rằng sẽ trở thành một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xuất bản. Tuy nhiên, người phát minh ra cỗ máy, ông Paige đã từ chối tuyệt đối việc đưa cỗ máy ra thị trường cho đến khi ông ta cảm thấy đúng thời điểm. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ hàng trăm nghìn USD do cỗ máy in kể trên vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính.

Và 14 năm sau, khi Paige đưa đứa con tinh thần này ra thị trường thì đã có hàng trăm đối thủ gia nhập, nó phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt rồi cuối cùng thất bại.

Khó khăn về tài chính khiến Mark Twain tìm đến thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư khác để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, sàn chứng khoán thật lắm rủi ro và khốc liệt hơn những gì mà Mark Twain nghĩ. Quá trình gia nhập thị trường chứng khoán toàn thua lỗ của thi hào nổi tiếng này được đúc kết bằng một câu danh ngôn mà ông mượn miệng nhân vật chính Wanxon thốt ra trong truyện ngắn “Bi kịch của chàng Wanxon ngốc nghếch”:

“Tháng Mười, đấy là tháng chơi cổ phiếu nguy hiểm nhất. Còn các tháng nguy hiểm khác là tháng Bảy, tháng Một, tháng Chín, tháng Tư, tháng Mười một, tháng Năm, tháng Ba, tháng Sáu, tháng Mười hai, tháng Tám và cả tháng Hai nữa.”

Hay nói cách khác, tất cả các tháng trong năm đều là thời gian nguy hiểm để chơi cổ phiếu. Đó nỗi đau của nhà văn trên sàn giao dịch chứng khoán.

Một trong những câu nói nổi tiếng khác của Mark Twain là “Một đồng nhặt được trên đường cũng khiến chúng ta sung sướng hơn là 99 đồng do tự tay làm ra. Tiền kiếm được từ trò đánh bài Faro hay trên thị trường chứng khoán cũng cho chúng ta cảm giác tương tự.”

Sau này đúc kết lại, sai lầm lớn nhất của Mark Twain đơn giản là đã đầu tư nhiều hơn những gì mà ông có thể chịu mất. Dường như đây là một điều hiển nhiên nhưng thực tế, đã luôn bị các nhà đầu tư bỏ qua.

Lý thuyết kinh tế có một câu kinh điển: Lợi nhuận (kỳ vọng) càng cao thì khả năng chấp nhận rủi ro phải càng lớn. Tuy nhiên, chúng ta thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào suy nghĩ có thể kiếm được bao nhiêu tiền mà quên mất việc đánh giá khả năng thất bại và khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Cuối cùng, nhà văn đã thoát khỏi khó khăn và phục hồi tài sản bằng tài năng vốn có của mình, đó là đi diễn thuyết. Tương truyền ông được trả 1.000 USD cho mỗi cuộc diễn thuyết và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907.