Hợp tác cùng phát triển

Cập nhật kinh tế vĩ mô – Bước tiến vững chắc trong trạng thái “bình thường mới”

Báo cáo vĩ mô 13/07/2020    556

Chia sẻ

  • Trong Q2/2020, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 0,4% sv cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng chậm nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.
  • Ngành dịch vụ phục hồi tốt hơn sv kỳ vọng của chúng tôi, với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 tăng tăng 5,3% sv cùng kỳ 2019.
  • Lạm phát tháng 6 tăng 0,7% sv tháng 5 tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát.

Tăng trưởng GDP Q2/2020 cao hơn kỳ vọng của chúng tôi

GDP Q2/2020 của Việt Nam tăng 0,4% so với cùng kỳ, mức chậm nhất trong vòng một thập kỷ qua. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này đã vượt kỳ vọng của chúng tôi bởi ngành dịch vụ đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự kiến, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống và du lịch nội địa (trước đó, chúng tôi dự báo GDP 2Q20 giảm 0,6% sv cùng kỳ).

Ngành dịch vụ phục hồi vững chắc trong tháng 6

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), tổng doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 6 đã tăng 6,2% sv tháng 5 lên mức 431.026 tỷ đồng và tăng 5,3 sv cùng kỳ – ghi nhận tăng trưởng dương sv cùng kỳ lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2020. Trong các phân ngành nhỏ, bán lẻ tháng 6 tăng 4,7% sv tháng 5 và tăng 9,4% sv cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,8% sv tháng 5, tuy nhiên vẫn thấp hơn 8,3% sv cùng kỳ 2019. Doanh thu lữ hành tháng 6 tăng tới 268% sv tháng 5, tuy nhiên mới chỉ bằng một nửa doanh thu của cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số PMI lần đầu tiên lên trên mức 50 điểm kể từ tháng 1 năm nay

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 6 đã tăng lên mức 51,1 điểm từ 42,7 điểm của tháng 5 (lưu ý rằng PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất). Đồng thời, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam (IIP) tăng 7,0% sv cùng kỳ (tăng mạnh từ mức giảm 0,4% sv cùng kỳ của tháng 5). Ngành công nghiệp phục hồi tương đối mạnh do phân ngành sản xuất điện tử hồi phục ấn tượng. Chỉ số sản xuất công nghiệp của phân ngành điện tử trong tháng 6 tăng mạnh 29,3% sv tháng 5 và tăng 21,7% sv cùng kỳ năm 2019.

Lạm phát tăng nhẹ trong tháng 6 như dự kiến

CPI tháng 6 tăng 3,2% sv cùng kỳ 2019 (cao hơn mức tăng 2,4% của tháng 5). Lạm phát tháng 6 tăng 0,7% sv tháng 5, chủ yếu là do chỉ số giá ngành giao thông tăng 6,1% sv tháng 5 trong bối cảnh giá xăng dầu quốc tế phục hồi mạnh trong kỳ. Chúng tôi dự báo áp lực lạm phát vẫn duy trì trong Quý 3 trước khi hạ nhiệt nhanh trong Quý 4.

Duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức 4,5%

Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ phục hồi vững chắc trong nửa cuối năm 2020 sau khi Mỹ và EU mở cửa trở lại nền kinh tế vảo cuối Quý 2, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ kinh tế, bao gồm đầu tư công và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Xem thêm báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY