Hợp tác cùng phát triển

Cập nhật Vĩ mô – Kỳ vọng kinh tế quý 2 phục hồi mạnh mẽ

Báo cáo vĩ mô - chuyên đề - sự kiện 08/04/2021    1001

Chia sẻ

  • GDP Việt Nam Q1/21 tăng 4,5% svck, cao hơn tốc độ tăng trưởng 3,7% trong Q1 năm ngoái bất chấp đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba.
  • CPI bình quân tăng 0,3% svck trong Q1/21, mức tăng quý 1 thấp nhất trong vòng 20 năm qua, tuy nhiên lạm phát dự báo sẽ tăng mạnh trong Q2/21.
  • Chúng tôi giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống mức 6,7% svck trong kịch bản cơ sở (dự báo trước đó là 7,1%).

Lần bùng phát dịch thứ ba đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế trong quý 1 năm 2021

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP Việt Nam tăng 4,5% svck. Mức tăng trưởng này thấp hơn kịch bản cơ sở của chúng tôi với dự báo tăng trưởng GDP quý 1 là 5,1% svck, nhưng vẫn cao hơn mức 3,7% trong quý 1 năm 2020. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 3,2% svck (so với mức 0,04% trong Q1/20), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 6,3% svck (so với mức 5,0% trong Q1/20) và ngành dịch vụ tăng 3,3% svck (so với mức 3,3% trong Q1/20).

Tín hiệu tích cực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), vốn FDI đăng ký trong Q1/21 tăng 18,5% svck lên 10,1 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức giảm 15,6% svck trong 2 tháng đầu năm 2021 và mức giảm 14,1% svck trong Q1/20. Vốn FDI đăng ký tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ các dự án nhiệt điện, gồm nhà máy điện khí LNG Long An I & II trị giá 3,1 tỷ USD và nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trị giá 1,3 tỷ USD. Ngoài ra, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% svck (so với mức giảm 6,6% svck của Q1/20 và mức giảm 2,0% svck của cả năm 2020).

Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn trong Q2/21

Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong Q2/21 khi đợt lây nhiễm COVID-19 lần thứ ba đã được kiểm soát hoàn toàn. Ngành sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế nhờ (1) số lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng đáng kể từ khi kinh tế thế giới phục hồi và (2) xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, ngành dịch vụ dự kiến cải thiện tốc độ tăng trưởng trong Q2/21 do (1) trong Q2/20 ngành dịch vụ đã chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19 và giảm 1,9% svck, (2) các dịch vụ không thiết yếu dần được mở trở lại và (3) nhu cầu trong nước phục hồi khi các quy định về giãn cách xã hội được nới lỏng..

Xem báo cáo chi tiết tại ĐÂY