Hợp tác cùng phát triển

Xóa bỏ lo âu khi mua Trái phiếu công ty phát triển bền vững

Góc nhìn chuyên gia 14/07/2021    4160

Chia sẻ

Trái phiếu công ty được đánh giá phát triển bền vững luôn là “miếng bánh ngon” của các nhà đầu tư khi đi tìm hiểu thị trường. Giá trị phát triển bền vững không chỉ là thước đo đánh giá doanh nghiệp mà còn là 1 trong những tiêu chí để chọn lựa trái phiếu có tiềm năng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng nóng với hơn 1.000 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công. Giao dịch càng diễn ra sôi động thì nhà đầu tư càng phải tỉnh táo và phân tích “đường dài” cho cuộc giao dịch của mình. 

Trở thành “chủ nợ” khi sở hữu Trái phiếu công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững

Người sở hữu trái phiếu công ty là “chủ nợ” của Doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Chính “người chủ nợ” cũng phải đối mặt với nỗi lo không nhận được vốn lẫn lãi nếu sức khỏe tài chính của doanh nghiệp không đủ trang trải. Nhưng sức hút từ sự chênh lệch lãi suất trái phiếu so với lãi suất tiền gửi, khiến cho dòng tiền của nhà đầu tư  đang chuyển hướng sang kênh đầu tư tài chính này. Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng tăng lên, chiếm khoảng 15% GDP trên cả nước. Góp phần không nhỏ trong việc mở rộng nguồn vốn cho các doanh nghiệp.

Góc khuất trái phiếu công ty: Cẩn thận với doanh nghiệp tăng lãi suất để gọi vốn nhanh hơn

Nhằm hỗ trợ tăng trưởng cho nguồn vốn “nằm yên” ở ngân hàng, nhiều nhà đầu tư đã “ráo riết” trong việc đi tìm kênh đầu tư có tiềm năng sinh lời hơn. Và nhiều người không khỏi bị hút bởi lãi suất trái phiếu công ty Bất động sản lên tới hơn 10%/năm. Các doanh nghiệp này đã chiến thắng trong việc thu hút nhà đầu tư và dẫn đầu trong cuộc đua huy động lãi suất. Nguyên nhân chính là tung ra mức lãi suất “khủng” nhưng không ai đảm bảo các doanh nghiệp có khả năng trang trải lãi vay và vốn gốc cho nhà đầu tư. 

Cẩn thận với cách gọi vốn của trái phiếu công ty 

Khả năng tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động kinh doanh cùng sự ổn định của ngành là 3 yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp đó có khả năng trả lãi vay. 

Bạn là nhà đầu tư cá nhân, và chưa nắm bắt được hoàn toàn các thông tin sau về trái phiếu công ty mà mình sẽ chọn lựa như:

  • Tài sản đảm bảo
  •  Cân đối rủi ro và lãi suất
  •  Mục đích phát hành trái phiếu và kế hoạch sử dụng vốn
  •  Tỷ lệ nợ vay
  •  Cơ cấu ban lãnh đạo…

Thì bạn nên mua trái phiếu thông qua các đại lý phân phối là Công ty môi giới Chứng khoán uy tín. Tại đây, không những bạn được những đơn cam kết mua lại mà còn có cơ hội tham khảo thêm các gói sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính – khẩu vị rủi ro của mình. 

Nhận diện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và mua trái phiếu công ty với chiến lược rõ ràng 

Trái phiếu công ty là nguồn khai thông vốn nhanh nhất để giúp các chủ doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh – sản xuất của mình. Trên thực tế, trái phiếu được phát hành bởi những doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc đã niêm yết. Một số doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin còn chưa hoàn chỉnh do tận dụng việc chia nhỏ các đợt phát hành. Điều này khiến cho những thông tin liên quan như Mục đích sử dụng vốn trái phiếu, Tình hình tài chính của doanh nghiệp,… khó tra cứu và tìm hiểu. Chứng tỏ, điều kiện phát hành khá là “lỏng lẻo” khiến thiếu sự minh bạch cho nhà đầu tư. 

Khả năng trả nợ lãi vay trái phiếu công ty của doanh nghiệp bất động sản

Các chuyên gia tài chính khuyên nhà đầu tư nên thận trọng trước mỗi quyết định đầu tư của mình. Không nghe theo lời rủ của bạn bè, đồng nghiệp chỉ với mức “lãi suất cao hơn ngân hàng”, vì phần rủi ro lớn sẽ nghiêng về họ nếu doanh nghiệp không có khả năng phục hồi để tạo ra khả năng trả nợ. Ngay cả những doanh nghiệp có tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình thì nhà đầu tư cá nhân khó có năng lực xử lý tài sản thế chấp để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. 

Từ năm 2016, chương trình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực và cả những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đây cũng được coi là bộ khung chính để các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình đối với Sức khỏe tài chính và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Sự minh bạch, công khai về cam kết cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp… khiến cho thị trường trái phiếu công ty bền vững và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.  

Chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định giao dịch Trái phiếu công ty: Kiểm soát tâm lý FOMO 

Trái phiếu công ty là kênh đầu tư tài chính chiếm tỷ lệ rủi ro thấp hơn nhiều so với chứng khoán- cổ phiếu. Nhưng không phải vì thế mà nhà đầu tư có thể nhanh chóng, dễ dàng hơn trong việc chọn nơi đầu tư. Sự hấp dẫn của lãi suất trái phiếu là điều phải công nhận nhưng cũng không thể loại bỏ rủi ro thanh toán và phí giao dịch phải trả. 

3 yếu tố quan trọng đòi hỏi nhà đầu tư nào cũng phải có trước khi bước chân vào một cuộc giao dịch chứng khoán: Khả năng tài chính, Kiến thức và khả năng kiểm soát tâm lý. 

Thời buổi thị trường kinh tế khó khăn, kinh doanh không ổn định do dịch bệnh Covid – 19 khiến cho mọi người đổ xô đi kiếm kênh đầu tư sinh lời khả quan hơn. Lãi suất là điều họ quan tâm nhất. Khi nghe lời bạn bè, đồng nghiệp hướng dẫn và tìm đến kênh mua trái phiếu. Bạn cũng hiểu được sự rủi ro nhất định của kênh này. Nhưng chính tâm lý sợ bỏ mất cơ hội nào đó đã khiến bạn hành động vội vàng theo sự “cám dỗ lãi suất”. 

Tâm lý FOMO khi đầu tư trái phiếu công ty 

Đây chính là tâm lý FOMO – Fear of missing out, tâm lý sợ mất một cơ hội nào đó. Tâm lý này diễn ra hằng ngày trong đời sống của bạn, khi bạn tham gia vào thị trường chứng khoán. Nguyên tắc của nhiều người mua chứng khoán không mua vào khi mã cổ phiếu đó đã tăng mạnh ở nhiều phiên đóng cửa trước đó. Sau một quá trình băn khoăn và đấu tranh thì một vài đã quyết định mua thêm mặc dù mức giá ngay đỉnh. 

Trái phiếu công ty cũng vậy, dù biết lãi suất của nó cao, nhưng hãy là một nhà đầu tư thông thái, hiểu về doanh nghiệp trước khi hành động. Bạn hãy bỏ ra thời gian, công sức để theo sát diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính của họ trước khi đầu tư. 

>>> Xem thêm lãi suất trái phiếu cùng VNDIRECT TẠI ĐÂY