Hợp tác cùng phát triển

Cập nhật vĩ mô – Tháng 1 báo hiệu cho một năm mới tích cực

Báo cáo vĩ mô - chuyên đề - sự kiện 16/02/2022    1023

Chia sẻ

  • Chỉ số Quản lý mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng lên 53,7 điểm vào T1/22, đánh dấu mức cao nhất kể từ T4/21.
  • Chúng tôi đã thấy sự cải thiện đáng kể về du lịch và giao thông nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và các biện pháp thích ứng mới với đại dịch.
  • Chúng tôi dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong Q1/22 và 7,5% vào năm 2022, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của nhu cầu trong nước và dòng vốn FDI tăng mạnh.

Hoạt động sản xuất tiếp tục cải thiện
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK), Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong T1/22 giảm 3,1% sv tháng trước nhưng vẫn tăng 2,4% svck. Hơn nữa, Chỉ số Quản Lý Mua hàng (PMI) của Việt Nam vào T1/22 đã tăng lên 53,7 điểm từ 52,5 điểm vào T12/21, đánh dấu mức cao nhất kể từ ngày 21/04/2021. Chỉ số PMI tăng cao cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục được mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong T1/22.
Ngành dịch vụ hồi phục từ đáy
Ngành dịch vụ khởi đầu năm mới khá tích cực với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng T1/22 đạt 470 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% sv tháng trước và tăng 1,3% svck, do đó cải thiện từ mức giảm 2,7% svck vào T12/21. Nếu loại trừ yếu tố giá, chỉ số này giảm 0,3% svck (T12/21 giảm 6,5% svck).
Lạm phát tăng nhẹ trong bối cảnh giá xăng dầu tăng
Lạm phát T1/22 của Việt Nam tăng 1,9% svck (nhỉnh hơn sv mức tăng 1,8% svck vào T12/21). So sánh theo tháng, chỉ số CPI T1/22 tăng 0,2% so với tháng trước do chỉ số giá vận tải tăng 1,2% so với tháng trước (do giá xăng dầu tăng) và chỉ số giá đồ uống và thuốc lá tăng 0,6% từ đầu tháng.
Chúng tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% svck trong Q1/22
Chúng tôi kỳ vọng các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tăng tốc trong những tháng tới nhờ (1) nhiều lao động quay trở lại làm việc sau khi dịch bệnh được kiềm chế, (2) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và các biện pháp thích ứng mới với đại dịch của Việt Nam và (3) nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức cao. Ngành dịch vụ được kỳ vọng sẽ cải thiện đà phục hồi nhờ (1) mở cửa trở lại các dịch vụ không thiết yếu (du lịch, giao thông công cộng, giải trí, …) và (2) nhu cầu trong nước hồi phục sau khi chính phủ nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8%. Do đó, chúng tôi dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,5% svck (+/-0,3 điểm %) trong quý đầu tiên của năm 2022 (sv mức tăng trưởng 4,7% svck trong Q1/21 và 5,2% svck trong Q4/21
.

Đọc báo cáo chi tiết tại: Đây