Công ty cổ phần Thủy điện Sông Vàng được thành lập năm 2004 bởi 3 cổ đông sáng lập là Tổng công ty xây dựng Công trình Giao thông 5, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Công ty Tài chính dầu khí, vốn điều lệ ban đầu là 112 tỷ đồng, nhằm đầu tư, triển khai xây dựng và khai thác nhà máy thủy điện An Điềm II trên địa bàn xã Ba, huyện Đông Giang và xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Công trình cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km. Nhà máy Thủy điện An Điềm II với công suất là 15,6 MW. Công trình thủy điện An Điềm II được khởi công xây dựng từ tháng 5/2005 và dự kiến đi vào phát điện sau 2 năm xây dựng, tuy nhiên do các yếu tố khách quan nên đến tận tháng 10/2010 Công ty mới phát điện thương mại thành công. Hiện nay, Nhà máy đang sản xuất điện thương phẩm để cung cấp trực tiếp cho Tổng Công ty điện lực Miền Trung (gọi tắt là CPC) theo Hợp đồng bán điện số 04-2009/AN ĐIỀM 2/PC3-Sông Vàng ký ngày 24/04/2009.
Năm 2007, cổ đông Tổng công ty xây dựng Công trình Giao thông 5 thoái vốn và chuyển giao cho Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 586.
Năm 2009, Công ty thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 112 tỷ đồng lên 143 tỷ đồng. Năm 2011, cổ đông Công ty Tài chính dầu khí thoái vốn và chuyển guiao cho Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam.
Năm 2012, Công ty đã thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 143 tỷ đồng lên 148,2 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại của công ty là 148,2 tỷ đồng.
- Đầu tư xây dựng các nhà máy điện
- Xây dựng các công trình: giao thông, thủy lợi, thủy điện, điện công nghiệp, điện dân dụng
- Sản xuất và kinh doanh điện năng
- Đối thủ tiềm ẩn: Hiện tại chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vì các doanh nghiệp sản xuất điện của nhà nước được hưởng ưu đãi lớn, giá điện tuy đã được chuyển sang thực hiện theo cơ chế thị trường song vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước, nên rất khó cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào ngành này.
- Nhà cung cấp: Đối với các nhà máy thủy điện, nguồn nguyên liệu đầu vào là nước, do đó nguồn nguyên liệu đầu vào chỉ phụ thuộc vào trữ lượng nước trong hồ của nhà máy, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.
- Khách hàng: Hoạt động SXKD và sinh hoạt của người dân hằng ngày không thể thiếu điện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, vì vậy cầu về điện ngày càng tăng.
- Cạnh tranh trong nội bộ nghành:
Hiện nay các nhà máy sản xuất điện chủ yếu là nhà nước, cùng với đó là lượng điện sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, giá điện vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước, vì vậy hầu như không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ
Thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống kênh và các công trình phụ trợ liên quan nhằm nâng cao hiệu suất Nhà máy Thủy điện An Điềm II;Thực hiện trung tu bảo dưỡng trang thiết bị định kỳ nhưng không ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh;Nâng cao khả năng phân tích hệ thống và nắm vững các đặc tính vận hành hồ chứa, thu thập nắm bắt tình hình thủy văn để có chiến lược chào giá phù hợp với từng giai đoạn, đem lại hiệu quả doanh thu tối ưu;Đàm phán với các tổ chức tín dụng để cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất các khoản nợ;