Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 19.03.2020
Nhận định Thị trường hàng ngày 19/03/2020 478
Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: Nguyên lý của cuộc suy thoái Covid 19
1. Tình hình thế giới
- Dow Jones rơi ngay 1.096 điểm ngay khi mở cửa, tương đương hơn 5%. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng mất hơn 4%. Phố Wall đã trải qua một “chuyến đi tàu lượn siêu tốc” chưa từng thấy trong bối cảnh hỗn loạn do dịch bệnh lây lan.
- EU đóng cửa biên giới khi trước đó, Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) thống nhất đề xuất cấm hoạt động đi lại không cần thiết đến khối này trong vòng 30 ngày để đối phó với Covid-19.
- GDP Quý I Trung Quốc có thể giảm 9%.
2. Tình hình thị trường Việt Nam
Ngày 17/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo giảm một loạt lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Giới chuyên môn cho rằng, lần đầu tiên sau nhiều năm NHNN có quyết định giảm cùng lúc 5 loại lãi suất cùng với biên độ lớn từ 0,25-1 điểm phần trăm. Đây là tín hiệu mạnh mẽ của nhà điều hành về giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế.
3. Tài sản đầu tư
4 loại hình bất động sản sẽ tăng trưởng đột biến trong mùa dịch:
- Thương mại điện tử có sự tăng trưởng rõ rệt về doanh thu
- Nhu cầu về lưu trữ kho lạnh sẽ tăng trưởng đột biến
- Văn phòng linh hoạt sẽ được ưa chuộng
- Gia tăng nhu cầu đối với các tòa nhà thân thiện môi trường
4. Câu chuyện đầu tư
New York Times: nguyên lý của cuộc suy thoái kinh tế do Covid-19
Để hiểu lý do tại sao nền kinh tế thế giới lâm nguy vì sự lây lan của COVID-19, bạn chỉ cần nhớ một điều cốt lõi: chi tiêu của người này là thu nhập của người khác (hoặc có thể nhớ là tổng cung bằng tổng cầu).
Mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập
Hay nói cách khác là tiêu dùng và sản xuất, chính là cách nền kinh tế hoạt động. Nó là trục của một vòng xoay không ngừng nghỉ sản xuất và tiêu dùng của mọi người. Ta mua thứ ta muốn và cần, ta đưa tiền cho những người sản xuất những thứ đó, những người này tiếp tục sử dụng số tiền đó để mua những thứ họ muốn và cần. Cứ như vậy, kinh tế liên tục vận động.
Điều đáng lo ngại về tác động kinh tế tiềm tàng của Covid-19, là nó đang khiến vòng xoay không ngừng nghỉ nói trên phải giảm tốc đột ngột, có nguy cơ dừng gần như hoàn toàn trong một khoảng thời gian rất khó xác định. Nền kinh tế vốn là một bánh xe chạy không ngừng nghỉ, và Covid-19 xuất hiện, buộc bánh xe này phải chậm lại.
Nhiều nền kinh tế hiện hầu như chưa từng trải qua biến cố tương tự Covid-19. Nhưng nhờ các bảng dữ liệu thống kê của chính phủ, ta có thấy rõ quy mô của các ngành kinh tế đang bị ảnh hưởng ra sao. Mọi người ngừng chi tiêu, người bán sẽ ngưng sản xuất. Phần lớn thế giới đang đứng trước sự thu hẹp rất lớn trong chi tiêu tiêu dùng, điều này sẽ có nghĩa là sản lượng kinh tế ít hơn và thu nhập thấp cho những người cung cấp các dịch vụ đó.
Vậy, sự sụp đổ trong chi tiêu có ý nghĩa gì đối với thu nhập?
Doanh thu từ các lĩnh vực nói trên sẽ phân bổ đi rất nhiều nơi. Dùng để trả lương cho nhân viên, cho lao động của các công ty. Trả tiền cho các nhà cung cấp. Trả các khoản thuế tài trợ cho các dịch vụ công và công chức: ví dụ như cảnh sát và giáo viên. Trả tiền thuê cho chủ sở hữu tài sản (ví dụ như chủ đất) và lợi nhuận tích lũy cho các nhà đầu tư.
Nếu không có chi tiêu thì doanh thu giảm, và tất cả các khoản chi trả trên sẽ khó mà thực hiện.
5 lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức nhất và có nguy cơ đối mặt với việc phá sản vì Covid-19 là: vận tải hàng không; biểu diễn nghệ thuật và thể thao; giải trí; khách sạn và nhà nghỉ khác; và nhà hàng và quán bar.