Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 28.06.2021 – Mặc COVID-19, giá trị tài sản toàn cầu tăng trưởng 7.4% lên 418.3 nghìn tỷ đồng USD

Nhận định Thị trường hàng ngày 28/06/2021    8143

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 28/06/2021

1. Thông tin vĩ mô

• Trữ lượng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc lần đầu vượt 1,000 tỷ USD
– Tính đến đầu tháng 6, dự trữ ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc ở mức 1.38 nghìn tỷ USD
Nhu cầu hàng hóa và nguyên vật liệu tăng cao, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thu về doanh thu lớn từ ngoại tệ.
Kinh tế tăng trưởng, đồng nhân dân tệ (RMB) mạnh hơn và thị trường chứng khoán khởi sắc thu hút nhà đầu tư nước ngoài bán đồng USD để lấy đồng RMB nhằm mua vào cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc.
Trong năm vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 154 tỷ USD (~1,000 tỷ RMB) trái phiếu nội địa Trung Quốc.
– Thanh khoản siêu lỏng – chi phí lãi vay bằng USD ở Trung Quốc thấp hơn ở Mỹ
Tỷ giá USD-RMB đang ở quanh vùng 6.45, mức thấp nhất kể từ năm 2018. Dự trữ ngoại hối ở mức kỷ lục và lãi suất USD qua đêm thấp gây lo ngại cho PBOC rằng các NHTM sẽ mua RMB thay USD, giúp đồng RMB càng mạnh hơn và ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Mặc dù vậy, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nội địa mua tài sản nước ngoài và cho PBOC cải cách và nới lỏng hệ thống kiểm soát vốn hai chiều.
• Giá nhà tiếp tục thiết lập kỷ lục mới trong tháng 5 tại Mỹ và một số nước châu Âu
Với các biện pháp bơm tiền, lãi suất thấp và nguồn cung có hạn, giá bán nhà tại Mỹ và một số thị trường châu Âu liên tục tăng mạnh khi nhiều người muốn mua bất động sản có diện tích rộng rãi để phục vụ cho nhu cầu vừa làm việc và sinh sống.
Giá bất động sản bị đẩy lên quá cao có thể dẫn đến rủi ro điều chỉnh giá mạnh, đồng thời gia tăng sự phân hóa giàu nghèo khi mua nhà giờ đây càng trở nên khó khăn cho người mua nha lần đầu hoặc thu nhập thấp.
• Mặc COVID-19, giá trị tài sản toàn cầu tăng trưởng 7.4% lên 418.3 nghìn tỷ USD
– Chứng khoán toàn cầu khởi sắc là đóng góp lớn cho sự tăng trưởng tài sản, tiêu biểu là Bắc Mỹ và châu Âu
– Bất bình đẳng tài sản ngày càng rõ rệt: Lần đầu tiên trong lịch sử các triệu phú USD chiếm hơn 1% dân số toàn cầu
Người giàu (>1 triệu USD) nâng tỷ lệ sở hữu tài sản toàn cầu từ 35% năm 2000 lên 46% năm 2020 tổng giá trị tài sản.
– Giai đoạn 2000 – 2020, các thị trường mới nổi (EMs) tăng tỷ lệ sở hữu tài sản toàn cầu từ 9.3% lên 30.3%
Trung Quốc và Ấn Độ là nền kinh tế đóng góp chính cho bước nhảy vọt của các thị trường mới nổi trong cơ cấu tài sản toàn cầu để chiếm 30.3% tổng giá trị tài sản. Dự kiến năm 2025, các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng 59% và nâng giá trị tài sản/người lên 20,880 USD.
• Nhu cầu nhiên liệu ở Việt Nam giảm trong tháng 6
– Hoạt động lái xe đang trở lại mức trước đợt dịch lần thứ 4 ở Ấn Độ, trái ngược với tình hình ở Việt Nam và Malaysia
Dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến nhu cầu di chuyển và vận tải của Việt Nam giảm mạnh, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội một số tỉnh thành. Nhiều khả năng PMI và chỉ số di động xã hội (social mobility) của Việt Nam và Malaysia sẽ giảm, và sẽ chỉ bắt đầu hồi phục từ quý III.
– Phân hóa nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở châu Á trong tháng 6 đang trở nên rõ ràng hơn.
Sự hồi phục tiêu thụ nhiên liệu ở châu Á đang diễn ra sự phân hóa giữa các quốc gia. Các quốc gia đang khống chế được dịch COVID-19 như Ấn Độ, Thái Lan cho thấy sự gia tăng dịch chuyển so với tháng 5, trong khi nhu cầu ở Việt Nam, Đài Loan và Malaysia đang giảm.

2. Kênh cổ phiếu

• Việt Nam tiếp tục “lỡ hẹn” cơ hội nâng hang MSCI
– Theo kết quả phân loại TTCK thế giới, Việt Nam tiếp tục “lỡ hẹn” với cơ hội nâng hạng từ TT cận biên lên TT mới nổi – điều đã được các tổ chức sớm dự báo. Trong BC đánh giá khả năng tiếp cận TT toàn cầu 2021, MSCI vẫn giữ nguyên các đánh giá với TTCK Việt Nam.
– MSCI đang xem xét khả năng đưa TT Pakistan từ TT mới nổi về TT cận biên trong kỳ đánh giá tháng 11/2021 do không còn đáp ứng được các tiêu chí về quy mô và thanh khoản.
– Theo đề xuất trên, tỷ trọng của Việt Nam trong Danh mục TT cận biên sẽ bị giảm nhẹ từ 31% xuống 30.3%, trong khi số lượng cổ phiếu được giữ nguyên.
• VHM: 3 đại dự án sẽ được tung ra thị trường cuối năm 2021
– Năm 2020, Vinhomes đã ghi nhận Tổng DT thuần hợp nhất đạt 71,547 tỷ đồng (+36% YoY), chủ yếu đến từ việc hoàn thành và bàn giao các dự án Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park & Vinhomes West Point.
– Năm 2021, Công ty sẽ đẩy nhanh việc triển khai những dự án BĐS KCN đầu tiên tại Hải Phòng.
– 3 đại dự án Dream City Hưng Yên, Vinhomes Đan Phượng & Vinhomes Cổ Loa có kế hoạch triển khai các thủ tục mở bán vào cuối năm 2021. Dự án Cần Giờ và Hạ Long đang được triển khai mạnh mẽ, dự kiến mở bán vào giai đoạn 2022-2023.
– Kế hoạch Kinh doanh năm 2021 của Công ty: Doanh thu đạt 90,000 tỷ đồng (+ 26% YoY) & LNST đạt 35,000 tỷ đồng (+ 24% YoY)

3. Kênh thu nhập cố định

• Tiền gửi T6/2021: mặt bằng lãi suất dự báo tăng vào cuối năm 2021
– Nhóm NHTM nhà nước: VCB tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn dưới 12 tháng thêm 0.2%.
– Nhóm NHTM cổ phần: SCB giảm lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn thêm 0.2%. Bảo Việt giảm lãi suất huy động từ 0.05-0.1% tại các kỳ hạn trên 6 tháng. Đáng chú ý, VPB tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn 12 và 24 tháng thêm 1.2% Theo đó, lãi suất huy động 12 tháng tăng từ 5.3% lên mức 6.5%/năm – áp dụng từ ngày 28.06.2021
– Theo NHNN, tính đến 21/5/2021, tăng trưởng tín dụng đạt 4,67% – cao hơn mức tăng 2% của cùng kỳ năm 2020.. Tuy nhiên, hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng bắt đầu được giao đồng thời khoảng 33 nghìn tỷ đồng TPCP đáo hạn vào tháng 6 đã hỗ trợ cho thanh khoản hệ thống ngân hàng
– Đánh giá: VN đang đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu và tiêm vacxin. Nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mặt bằng lãi suất dự báo tăng vào cuối năm 2021
• TPDN: Trái phiếu Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn
– Nửa đầu tháng 6 có 11.850 tỷ đồng TPDN được phát hành ở thị trường trong nước. Trong đó, nhóm Trái phiếu Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất.
– Xét theo doanh nghiệp phát hành, Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất đạt 2.400 tỷ đồng – lãi suất là 9,5%/năm. Ngoài ra, Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Hoàng Long và Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát phát hành trái phiếu có lãi suất cao là 11%/năm

4. Kênh tài sản khác

• Bất động sản: Đà Nẵng trình Thủ tướng duyệt 3 dự án KCN 14,000 tỷ đồng
– Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho biết thành phố sẽ trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và khẩn trương tổ chức triển khai đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi được phê duyệt chủ trương đối với 3 khu công nghiệp (KCN) mới gồm Hòa Cầm (giai đoạn 2), Hòa Nhơn và Hòa Ninh.
– Đây cũng là 3 KCN nằm trong danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2020 – 2025 của Đà Nẵng, có tổng diện tích 880 ha với vốn đầu tư dự kiến gần 14.000 tỷ đồng.
– Hiện tại, Đà Nẵng có 6 KCN tập trung với quy mô trên 1.000 ha gồm KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm, KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Liên Chiểu và KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.
– Với xu hướng tăng giá thuê & các chinh sách pháp lý (Dự thảo NĐ thay thế cho NĐ 82), BĐS KCN là điểm sáng đầu tư trong tương lai.
• Sàn Bitcoin đầu tiên và lâu đời nhất Trung Quốc ngừng giao dịch tiền số
– Theo GlobalTimes, sàn Bitcoin đầu tiên và lâu đời nhất tại Trung Quốc là BTCChina đã tuyên bố rút khỏi mảng giao dịch tiền số nhằm tuân theo các quy định của nước này trong việc siết chặt kiểm soát thị trường.
– Thông báo mới nhất của BTCChina cho thấy cổ phần đầu tư của hãng năm 2019 vào sàn giao dịch tiền điện tử ZG.com của Singapore đã được một nền tảng mã hoá tại Dubai mua lại, qua đó chính thức rút lui khỏi mảng giao dịch tiền số.
– Trước đó, một trong những khu vực có nhiều thợ đào Bitcoin nhất Trung Quốc là tỉnh Sichuan đã chứng kiến hàng loạt mỏ đào đóng cửa do chính quyền địa phương yêu cầu ngừng hoạt động. Theo giới truyền thông, khoảng 90% công suất khai thác Bitcoin tại Trung Quốc đã phải ngừng hoạt động do lệnh cấm mới ban hành của chính phủ.
– Hệ thống NHTW trên toàn thế giới vẫn đang giữ những động thái khá tiêu cực đối với Tiền ảo.

5. Câu chuyện đầu tư

• Tầm nhìn quyết định số mệnh
TSMC tầm nhìn 30 năm, vươn top 11 vốn hóa, chiếm 92% thị phần sản xuất chip
TSMC hiện là công ty của Đài Loan chiếm đến 92% thị phần sản xuất chip toàn thế giới. Samsung vị trí thứ hai mới sản xuất được chip 5nm thì TSMC đã sản xuất hàng loạt chip 5nm; tiên tới sản xuất hàng loạt chip 2nm; và công bố đã sản xuất được chip 1nm

Giá cổ phiếu TSMC đã tăng 2 lần trong năm 2020-2021; và gần 5 lần trong 5 năm đến 2021. Vốn hóa của TSMC đứng hạng 11 toàn thế giới, nhưng sức ảnh hưởng đến gần như giới công nghệ và sản xuất.
Câu hỏi: điều gì đã tạo ra lợi thế vượt trội của TSMC như vậy?
Tầm nhìn 30 năm: Sáng lập công ty vào năm 1987, Morris Chang đã nhìn thấy tương lai ngành chip sản xuất ngoài trong tương lai. Trong khi đó ngành gia công may mặc mới chớm phát triển.
Chi cho R&D liên tục: Kể cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, TSMC vẫn tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu phát triển
Bài học:
– Việc chọn những tài sản mới và đi trước tương lai là rất quan trọng. Nhà đầu tư nên dảnh một chút tiền cho những xu hướng mới của xã hội
– Những công ty về sản xuất và công nghệ thì chi R&D là bắt buộc để duy trì lợi thế cạnh tranh. Mặc dù kết quả kinh doanh ngắn hạn có thể giảm sút, nhưng sẽ rất có ích cho nhà đầu tư dài hạn.

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

———–

Quý Nhà đầu tư vui lòng dành 3 phút tham gia Khảo sát Đánh giá và đóng góp ý tưởng hoàn thiện Bản tin Nhận định thị trường DCALL: TẠI ĐÂY 

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0