Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 25.01.2021 – Doanh nghiệp lớn và ngân hàng có đang “độc chiếm vốn”

Nhận định Thị trường hàng ngày 25/01/2021    508

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 25/01/2021

1. Thông tin vĩ mô

Tình hình diễn biến Covid

– Thế giới: Tính đến 22/01 có hơn 95.6 triệu người nhiễm và khoảng 2.07 triệu người chết vì Covid-19.

– Mỹ: tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao, hơn 200.000 ca nhiễm/ngày, trong đó khoảng 4.000 ca tử vong/ngày.

– Việt Nam: Đã đàm phán đặt mua vaccine của 4 nước Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc và đã đạt được thỏa thuận với công ty AstraZeneca của Anh mua 30 triệu liều, đủ để tiêm cho 15 triệu người. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã bắt đầu thử nghiệm vaccine đầu tiên cho Học viện Quân Y phát triển.

Ông Biden tuyên thệ nhậm chức

Mỹ: Ngày 20/01, ông Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Ngay lập tức, ông Biden đã ký 15 sắc lệnh hành pháp về các vấn đề gồm đại dịch Covid 19, biến đổi khí hậu, bất công chủng tộc và đảo ngược một số chính sách quan trọng của người tiền nhiệm Donald Trump

Đánh giá: Chiến lược mới của Tân Tổng thống Biden được kỳ vọng sẽ hàn gắn nước Mỹ, vốn bị chia rẽ dưới thời ông Donald Trump và giúp hạn chế các ảnh hưởng của dịch Covid 19 lên nền kinh tế.

Đại diện thương mại Mỹ không đề xuất các biện pháp trừng phạt Việt Nam

Việt Nam: Ngày 15/1, Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã chính thức ban hành các báo cáo về việc điều tra theo Mục 301 đối với hành vi, chính sách và hành động của Việt Nam liên quan đến vấn đề “Thao túng tiền tệ” và “Sử dụng nguyên liệu gỗ có nguồn gốc trái phép”. Kết luận được nêu trong các báo cáo của USTR không hề đề cập hoặc đề xuất Chính phủ Mỹ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá: Đây là một tin rất tích cực, giúp các doanh nghiệp Việt Nam gỡ bỏ được mối lo lắng việc bị áp thuế, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào Việt Nam và tiếp tục kiến thiết mối quan hệ giao thương tốt đẹp giữa doanh nghiệp hai nước.

2. Kênh cổ phiếu

Chứng khoán: Dư nợ margin của CTCK tại cuối quý IV/2020

Tổng dư nợ margin của 20 CTCK lớn nhất thị trường lên đến 90,000 tỷ đồng (81,000 tỷ trong margin và 9,000 là ứng trước tiền bán), tăng 88% so với thời điểm tháng 3

Con số này chưa kể đến cho vay của bên thứ 3 (hay còn gọi là các kho), không có số liệu chính thức nhưng ước tính con số cho vay từ đối tượng này cũng không hề nhỏ.

Lãi suất cho vay margin thông thường từ 11-12% với các công ty chứng khoán trong nước, 9-10% với các công ty chứng khoán từ Hàn Quốc.

Số dư tiền gửi của khách hàng tại CTCK khoảng 60,000 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Đây là tiền đang sẵn có và chưa giải ngân.

Chứng khoán giảm mạnh trong khi giao dịch HOSE bị gián đoạn

Thị trường có phiên giảm mạnh nhất từ trước tới nay tính theo điểm số, VNINDEX đóng cửa giảm hơn 61 điểm

Về vĩ mô, không có thông tin nào tiêu cực tại Việt Nam trên thế giới. Phiên giảm mạnh ngày 10/01 theo chúng tôi chủ yếu đến từ tâm lý thị trường.

Theo tìm hiểu, nguồn margin từ các công ty chứng khoán đã đẩy lên khá cao cho thấy dòng tiền sẵn sàng mua đã giải ngân. Về logic cần có sự điều chỉnh đủ lớn để thu hút thêm dòng tiền “đang đứng ngoài” giải ngân thêm. Bên cạnh đó, một số lượng lớn dòng tiền thị trường đến từ nhà đầu tư F0 tâm lý dễ bị xao động dẫn đến đà bán tháo.

HOSE bị gián đoạn nhận lệnh cũng làm giảm bớt đà bán thị trường tuy nhiên cũng cần xem xét đây có thể là 1 trigger dẫn đến đà bán tháo khi nhà đầu tư tranh nhau bán trước khi hệ thống đạt đến điểm giới hạn lệnh.

Mặc cho Covid, nhiều doanh nghiệp vẫn báo lãi tăng trưởng

Hơn ½ trong tổng số 237 công ty đã công bố BCTC quý IV có lãi tăng trưởng so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp vốn hóa lớn đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Các nhóm ngành có mức tăng trưởng đáng chú ý trong quý IV gồm chứng khoán, thủy điện, vật liệu xây dựng.

Khối ngân hàng tư nhân lãi quý IV tăng trưởng trên 50% như LPB, VIB, STB trong khi khối ngân hàng nhà nước báo lãi tăng trưởng chậm hơn. Dự báo nhóm này năm 2021 sẽ tăng trưởng tích cực hơn chủ yếu đến từ tăng trưởng tín dụng trên nền thấp của 2020 trong khi đó việc phân loại lại nhóm nợ sau thông tư 01/NHNN có thể khiến nhiều Ngân hàng tăng nợ xấu

Định giá của các cổ phiếu đều ở mức cao so với lịch sử của chính nó.

Cập nhật Danh mục cổ phiếu mẫu tính đến 21/01/2021

Danh mục cổ phiếu mẫu D-PORTFOLIO là sản phẩm cung cấp các danh mục đầu tư đã được lựa chọn và thiết kế sẵn theo các tiêu chí chuẩn, giúp khách hàng có thể mô phỏng đầu tư theo. Chuyên gia tư vấn đầu tư thiết kế nhiều mẫu danh mục theo các chiến lược khác nhau và đã được thẩm định trong một quá trình để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Sau đây là hiệu quả của danh mục Đầu tư giá trị là một trong ba danh mục do VNDIRECT xây dựng, gồm các mã: ACB, FPT, GAS, HPG, MWG, PNJ, TPB, VCB, VCS và VHM. Tính từ đầu năm đến 21/01/2021: Danh mục Đầu tư giá trị đạt kết quả lợi nhuận 9.1% so với kết quả 3.9% của VNINDEX. Hiệu quả lợi nhuận của danh mục tính từ 1 tháng trở lại đây là 13,7% trong khi VNINDEX là 7,7% và tính từ 6 tháng trở lại hiệu quả của danh mục giá trị là 49% so với VNindex là 35,1%.

3. Kênh thu nhập ổn định

Tiền gửi 2021: Ngân hàng được hưởng lợi lớn từ dòng vốn giá rẻ

Lãi suất huy động VND: Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,2-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 – 6 tháng; 4,0-6,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 – 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6-6,8%/năm.

Lãi suất huy động USD: Hiện lãi suất tiền gửi USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Lãi suất huy động duy trì ở mức thấp khiến biên lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại tăng lên so với trước do lãi suất huy động rơi vào vùng thấp lịch sử, trong khi lãi vay giảm không tương ứng.

Doanh nghiệp lớn và ngân hàng có đang “độc chiếm vốn”

Sau khi Nghị định 81 có hiệu lực, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công từ T9-T11/2020 chỉ trên dưới 10.000 tỷ đồng, bằng 1/4 lượng trái phiếu phát hành T8/2020, bên phát hành chủ yếu là ngân hàng. Tháng 12/2020, lượng trái phiếu phát hành thành công tăng vọt, song cũng chủ yếu là của các tổ chức tín dụng (hơn 55%). Số lượng phát hành riêng lẻ thành công còn lại hầu hết của các doanh nghiệp lớn è Siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu, vốn của cả nền kinh tế quay lại phụ thuộc vào ngân hàng như giai đoạn trước và chảy vào các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ tiếp tục khó khăn.

Đánh giá: Cần tạo sân chơi công bằng, minh bạch cho doanh nghiệp, thay vì đưa ra các quy định cào bằng giữa doanh nghiệp nhỏ với các ngân hàng, tập đoàn lớn. Nhà đầu tư cần chon Nhà tư vấn Phát hành chứng khoán uy tín,

Cập nhật thông tin danh mục đầu tư trái phiếu của VNDirect ngày 22/01/2021

Đối với dòng sản phẩm D-Bond là trái phiếu doanh nghiệp được lựa chọn và phân phối bởi VNDIRECT. Trong đó Khách hàng đầu tư vào trái phiếu dòng DBond sẽ được cam kết lãi suất và cam kết mua lại của VNDIRECT tùy theo thời gian nắm giữ của Khách hàng. Để nắm giữ trái phiếu D-Bond nhà đầu tư có thể bắt đầu với số vốn chỉ từ 10 triệu đồng với lãi suất thực nhận lên tới 8,9%/năm. Trái phiếu được phát hành bởi những doanh nghiệp có an toàn về mặt tài sản và tăng trưởng vượt trội trong tương lai như công ty CP Bất động sản thế kỷ, Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh, Công ty cổ phần năng lượng Bắc Hà, công ty CP tập đoàn đầu tư IPA ….

Đối với dòng sản phẩm V-bond: là một sản phẩm phân phối bán lẻ trái phiếu doanh nghiệp của VNDIRECT dành cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp (cá nhân và các doanh nghiệp không phải là định chế tài chính), trong đó VNDIRECT mua/bán hẳn trái phiếu với khách hàng theo giá thị trường không kèm theo cam kết mua lại. Khách hàng đầu tư trái phiếu VBond được khuyến khích nắm giữ dài hạn (đến ngày đáo hạn) để hưởng mức lãi suất cao vượt trội. Để nắm giữ trái phiếu V-Bond nhà đầu tư có thể bắt đầu với số vốn chỉ từ 10 triệu đồng với lãi suất thực nhận lên tới 11%/năm. Tất cả trái phiếu VBond đều có tài sản bảo đảm có giá trị cao hơn giá trị trái phiếu, được quản lý bởi các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp. Các tổ chức phát hành hiện có: Công ty CP tập đoàn Đất xanh, Công ty CP Tập đoàn Hà Đô, CTCP thiết bị điện Việt Nam Gelex, CTCP Đầu tư ngành nước DNP.

4. Kênh tài sản khác

Thị trường BĐS: Dòng tiền đầu tư BĐS năm 2021 sẽ đổ vào đâu?

Đất nền sẽ vẫn là phân khúc hấp dẫn nhất trong giai đoạn tới, đặc biệt là đất nền nghỉ dưỡng ở các đô thị du lịch mới. Khi đại dịch được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, du lịch và hàng không sẽ là những lĩnh vực chính được kích cầu mạnh mẽ.

Bất động sản công nghiệp cũng sẽ vươn mình mạnh mẽ trong năm tới. Sau thương chiến Mỹ – Trung, Covid-19 đã thúc đẩy làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn. Việt Nam tiếp tục là điểm đến của dòng tiền do những lợi thế về vị trí, quỹ đất, chính sách và nguồn nhân công.

Xét về lâu dài, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc tiềm năng do (1) các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn; (2) ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 – 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm & (3) xu hướng second-home ngày càng trở nên phổ biến hơn kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Thị trường BĐS: Thừa nhà ở cao cấp đang ở mức báo động

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo nhà ở năm 2020 với quan ngại thừa nguồn cung nhà cao cấp.

Khảo sát từ thực tế dự án nhà ở đang chào bán trên thị trường, phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ khoảng 70%, đây là thế áp đảo trên thị trường bất động sản năm 2020. Phân khúc nhà ở trung cấp chiếm khoảng trên 25% tổng số nhà ở. Đáng quan ngại là phân khúc nhà ở bình dân chỉ có 163 căn nhà, chỉ chiếm 1% trong tổng số nhà ở được huy động vốn năm 2020.

Đây là chỉ dấu cho thấy rõ sự “lệch pha” sản phẩm trên thị trường bất động sản, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp trong lúc rất thiếu sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, dẫn đến sự phát triển của thị trường bất động sản thiếu tính ổn định, bền vững.

Tiền ảo: Lo ngại Mỹ siết giám sát, giá Bitcoin lao dốc về dưới 30,000 USD

Lúc gần 8h sáng ngày 22/1 theo giờ Việt Nam, giá Bitcoin theo dữ liệu trên trang Coinmarketcap.com là 30.160 USD, giảm hơn 15% so với thời điểm cách đó 24 tiếng. Trước đó, có lúc giá Bitcoin trượt dưới 30.000 USD – thấp nhất trong 10 ngày trở lại đây.

Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới hiện đã giảm giá gần 30% kể từ khi lập đỉnh cao mọi thời đại ở mức xấp xỉ 42.000 USD vào hôm 8/1. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền ảo toàn cầu giảm hơn 74 tỷ USD trong 24 tiếng qua, tương đương mất gần 12%, còn chưa đầy 892 tỷ USD.

Theo hãng tin Reuters, cú giảm này của Bitcoin diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về một số bong bóng có thể đang hình thành trên thị trường tài chính. Ngoài ra, tiền ảo còn chịu áp lực giảm giá từ mối lo rằng chính quyền ông Biden sẽ tìm cách điều tiết chặt chẽ hơn kênh đầu tư này

5. Câu chuyện đầu tư

Nguyễn Đức Tài và câu chuyện xây dựng văn hóa MWG

Chủ tịch CTCP đầu tư thế giới di động, Nguyễn Đức tài đã từng chia sẻ: “Để ai đó làm cho mình 5 năm, 10 năm mà không mua được cái xe, đó là nỗi đau, nặng nề hơn là nỗi nhục của người lãnh đạo. Với tôi, làm 20 năm là quá nhiều. Không tạo được điều tử tế thì bạn làm được gì cho cuộc đời”.

Khởi đầu từ 4 cửa hàng nhỏ năm 2007; đến hết 2020, sau 13 năm hoạt động, MWG có đến 4000 cửa hàng lớn nhỏ, vốn hóa công ty lên đến 2,5 tỷ USD, doanh thu đạt 5 tỷ USD. CÂU CHUYỆN THẦN KỲ ĐÓ ĐẾN VỚI MWG NHƯ THẾ NÀO?

Chuyển đổi số ngay từ khi còn nhỏ:

Ngay từ 4 cửa hàng đầu tiên, MWG đã thực hiện tự xây dựng hệ thống phần mềm ERP thay vì nhập liệu excel à nền tảng vững chắc để mở cửa hàng nhanh chóng

Đạn nhỏ đi trước, Đại bác theo sau:

MWG luôn thử nghiệm ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng ra toàn quốc à giúp giảm rủi ro nếu mô hình sai

Văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi

1. Lựa chọn văn hóa phù hợp: với Bán lẻ, thì cốt lõi “Khách hàng là trung tâm”

2. Sếp làm gương: Nói là làm, và lãnh đạo phải có trách nhiệm thực hiện đầu

3. Đảm bảo sự nghiệp của Nhân viên nếu thực hiện đúng văn hóa, và người nhận trách nhiệm có thu nhập và quyền lợi tốt

4. Minh bạch: thông tin được minh bạch không chỉ từ trong nội bộ công ty mà cần cả sang các công ty đối tác.