Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 19.04.2022 – PNJ: Doanh số quý I tăng trên 40%

Nhận định Thị trường hàng ngày 19/04/2022    44774

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 19/04/2022

1. Thông tin vĩ mô

• Phong toả Thượng Hải, GDP tháng 4 của Trung Quốc có thể giảm 3%
– Thượng Hải là một trong 73 thành phố đóng góp tổng cộng 53% GDP cả nước đang áp dụng biện pháp hạn chế đi lại và hoạt động kinh tế. Ước tính việc tiếp tục phong toả thành phố này để phòng dịch Covid-19 có thể khiến GDP tháng 4 của Trung Quốc giảm từ 2,5-3%.
– Ước tính nếu 4 thành phố lớn nhất Trung Quốc gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến và Quảng Châu đều áp đặt phong toả trong vòng một tháng, GDP tháng của Trung Quốc có thể giảm tới 8,6%.
– Thượng Hải, là một trung tâm sản xuất của Trung Quốc. Trong tháng 3, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2021. Chỉ số PMI ngành dịch vụ của Caixin/Markit cũng giảm sâu nhất trong vòng 2 năm.
– Đợt bùng dịch này sẽ tiếp tục tác động tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tháng này và cả quý 2 do việc phong toả Thượng Hải và các biện pháp phòng dịch bị thắt chặt quá mức trong nước.
– Ngày 12/4, chính quyền thành phố này thông báo sẽ gỡ bỏ các biện pháp phong toả tại hơn 40% địa bàn, dù những ca nhiễm tiếp tục tăng cao. Hành động này kỳ vọng sẽ giúp các hoạt động sản xuất kinh doanh quay trở lại.

• Giá khí đốt tự nhiên tiếp đà tăng hơn 3%
– Giá gas này 18/4 tăng hơn 3,1% lên 7,526 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 5/2022. Bộ Tài chính Đức đã chi gần 3 tỷ euro (3,2 tỷ USD) để thuê các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi ở ngoài khơi, nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga và cho biết rằng không thể chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Nga trước giữa năm 2024.
– Ở trong nước, Giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 4 tại Hà Nội là 512.900 đồng/bình dân dụng 12 kg; tăng 2,7% tương đương tăng 13.900 đồng. Tương tự, giá gas Saigon Petro của Công ty Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) tăng 14.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 516.000 đồng bình 12 kg. Đây là tháng thứ ba trong năm 2022 giá gas tăng và tăng liên tiếp với tổng mức 72.000 đồng/bình 12 kg.
– Gía gas tăng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất khi làm tăng chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm, làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đồng thời làm thắt chặt sinh hoạt của người dân.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

• Lạm phát của Việt Nam tăng vì giá nhiên liệu
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 2,4%, so với mức tăng 1,4% trong tháng 2. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 7 tháng qua, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4%.
– Giá xăng dầu tăng 13,4% so với tháng trước và 56,1% so với cùng kỳ năm trước do giá dầu thế giới tăng vọt liên quan đến chiến tranh ở Ukraine. Giá lương thực, thực phẩm cũng nhích lên sau khi tương đối ổn định trong năm 2021.
– Lạm phát cơ bản tăng lên 1,1% từ mức 0,7% trong tháng 2 (các số liệu được so cùng kỳ năm trước). Chỉ số giá sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,8% phản ánh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, với tốc độ tăng 5,5% trong quý I/2022.
– Giá tiêu dùng và giá sản xuất tăng đặt ra yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước do lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế. Theo Ngân hàng thế giới, dù CPI tăng chậm trong năm 2021 một phần do tổng cầu yếu, nhưng sự gia tăng giá hàng hóa trung gian và giá sản xuất trong 3 quý gần đây có thể ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất và làm tăng giá tiêu dùng, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm.
– Trong ngắn hạn cần có những biện pháp kịp thời để bình ổn giá cả nhiên liệu như chính sách giảm thuế xăng dầu. Tuy nhiên trong dài hạn, Nhà nước cần có những cơ chế thiết thực hơn để đảm bảo nguồn đầu vào ổn định thì quá trình sản xuất không bị gián đoạn, đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.

• Quý I-2022, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt 176,75 tỷ USD
– Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3-2022 đạt mức cao kỷ lục với trị giá là 67,37 tỷ USD, tăng 38,1%, tương ứng tăng 18,6 tỷ USD so với tháng trước.
– Tính trong quý I-2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 176,75 tỷ USD, tăng 14,3%, tương ứng tăng 22,09 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,4% (tương ứng tăng 10,55 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 87,64 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 11,54 tỷ USD).
– Trong quý I-2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 1,46 tỷ USD.
– Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 46,89 tỷ USD, tăng 35,7% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong quý I-2022 lên 123,05 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2021.
– Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3-2022 là 21,05 tỷ USD, tăng 23,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong quý I-2022 đạt 57,69 tỷ USD, tăng 15,3% so với quý I-2021, chiếm 65,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
– Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3-2022 đạt thặng dư 4,79 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong quý I-2022 lên mức thặng dư 7,68 tỷ USD.
– Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, cùng với đó làm tăng giá trị sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất trong nước.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

• SSI lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên gần 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 10% bằng tiền cho năm 2021
– CTCP Chứng khoán SSI vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 với nội dung liên quan đến kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phiếu.
– SSI hiện đang triển khai phương án tăng vốn điều lệ lên gần 14.921 tỷ đồng thông qua chào bán 497,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu. Nếu chào bán riêng lẻ thành công, vốn điều lệ của SSI dự kiến sẽ nâng lên gần 15.962 tỷ đồng, lớn nhất trong nhóm Chứng khoán.
– Mục đích phát hành nhằm bổ sung vốn kinh doanh nhằm nâng cao năng lực bảo lãnh phát hành, năng lực đầu tư và năng lực cho vay giao dịch ký quỹ. Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu này dự kiến sử dụng bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho các hoạt động trên.
– Năm 2022, SSI đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 10.330 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 4.370 tỷ đồng, lần lượt tăng 31% và 30% so với thực hiện năm ngoái. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của CTCK này tăng 116% đạt 3.365 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, SSI dự kiến chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% cho năm 2021.

• PNJ: Doanh số quý I tăng trên 40%.
– Sáng ngày 16/4, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2022.
– Theo đó, Năm 2021 công ty ghi nhận 19.547 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11,6% và thực hiện 93,1% kế hoạch năm; 1.029 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 4% và thực hiện 89% kế hoạch năm.
– Với kết quả đạt được năm trước, HĐQT đề xuất trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 20% bằng tiền. Công ty đã chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2021 vào 8/3 tỷ lệ 6%, các đợt còn lại 14%.
– Ngoài ra, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua phương án phát hành 82 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 3:1. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm nay, sau khi được UBCK chấp thuận. Nếu đợt phát hành hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nâng vốn điều lệ từ hơn 2.276,1 tỷ đồng lên hơn 3.096 tỷ đồng.
– PNJ đặt mục tiêu năm 2022 với doanh thu thuần 25.835 tỷ đồng, tăng 32%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.320 tỷ đồng, tăng 28,2% so với kết quả thực hiện năm ngoái. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 20%.
– Quý I, công ty tăng trưởng khoảng 41-42% về doanh số so với cùng kỳ năm trước. Nhận thấy đà tăng trưởng này đến từ việc nhiều đối thủ cạnh tranh rời khỏi thị trường ảnh hưởng của dịch, nhờ vậy các doanh nghiệp vượt qua đại dịch như PNJ sẽ tiếp tục có thêm thị phần và tăng trưởng nhanh hơn.
– Trong thời gian tới, PNJ là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng tăng trưởng tốt tuy vậy cũng yếu tố rủi ro như lạm phát và chính sách tiền tệ cũng cần được lưu ý.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

– Phiên giao dịch 18/04/2022, VN-Index mở phiên đầu tuần chìm trong sắc đỏ với áp lực bán lan tỏa hầu hết nhóm ngành, kết thúc phiên giảm 25,96 điểm (-1,78%) xuống còn 1.432,6 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước khi giá trị khớp lệnh trên sàn HSX đạt 26.048,53 tỷ đồng. Về độ rộng thị trường, phe bán chiếm ưu thế với 373 mã giảm chiếm 73,57% các mã trên sàn HSX.
– Về mức độ ảnh hưởng, các mã giảm điểm mạnh nhất kìm hãm đã tăng của thị trường gồm có các cổ phiếu vốn hóa lớn trong VN30: VCB (-3,029 điểm), CTG (-2,215 điểm), VPB (-2,134 điểm) và HPG (-1,775 điểm). Chiều ngược lại, các cổ phiếu tăng điểm gồm có GVR (+0,819 điểm), DIG (+0,499 điểm) và PNJ (+0,373 điểm). Trong đó mã cổ phiếu DIG đã có cú lội ngược dòng vào cuối phiên chiều với mức tăng 5,6% dù trước đó đã chịu mức giảm cũng khá sâu.
– Về nhóm ngành, 6/10 nhóm ngành ghi nhận sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Giảm mạnh nhất là 2 nhóm ngành Tài chính và Năng lượng với mức giảm lần lượt là 3,23% và 3,59%. Chiều ngược lại chỉ có 4/10 nhóm ngành tăng, tuy nhiên mức tăng chỉ dưới 1% cùng với thanh khoản yếu, không đủ tác động để giữ điểm số trước áp lực bán lớn từ các nhóm ngành khác. Diễn biến tại hai nhóm Bất động sản và Chứng khoán đều đang khá tiêu cực. Nhóm chứng khoán hiện có 25 mã giảm trong đó có đến 13 mã giảm sàn. Nhóm bất động sản cũng lao dốc với 75 mã giảm, trong đó có đến 26 mã sàn.
– Nhóm ngành nổi bật ngày hôm hôm nay phải kể đến là nhóm ngành Tiêu dùng và Công nghệ thông tin với 1 số mã tiêu biểu như PNJ (+5,5%), DWG (+6,9%) và ELC (+7%). Thị trường đang chịu ảnh hưởng mạnh về thông tin liên quan đến trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, tạo áp lực lên 3 nhóm ngành Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán. Các mã vốn hóa vừa và nhỏ, đặc biệt là các mã cổ phiếu đầu cơ đều giảm sàn la liệt.
– Khối ngoại trong phiên giao dịch ngày 18/04/2022 đã mua ròng 10,72 tỷ đồng. Lượng mua ròng chủ yếu đến từ các cổ phiếu GEX (81,51 tỷ đồng), DXG (66,5tỷ đồng), DPM (58,16 tỷ đồng). Chiều ngược lại, khối ngoại đã bán ròng nhiều nhất là HPG (-107,47 tỷ đồng), BVH (-102,52 tỷ đồng), CTG (-61,94 tỷ đồng).
– Hôm nay, Index tiếp tục là một phiên giảm mạnh xuyên thủng nền hỗ trợ 1440 điểm. Tuy nhiên, khi tiến gần về mốc hỗ trợ 1420 điểm, đã có lực cầu bắt đáy tham gia để ngăn chặn đà giảm của chỉ số. Thời điểm hiện tại, nhà đầu tư hạn chế bán tháo cổ phiếu, giữ vững tâm lý và đợi những phiên hồi lại để hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu về ngưỡng an toàn. Đồng thời cần theo dõi sát diễn biến của giá, không nên tham gia bắt đáy khi chưa có tín hiệu xác nhận tạo nền để có thể quản trị rủi ro tài khoản ở mức tối ưu nhất.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0