Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 12.07.2021 – Thời của chứng khoán – 580 tỷ USD đã được rót vào các quỹ cổ phiếu trong nửa đầu năm

Nhận định Thị trường hàng ngày 12/07/2021    8694

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 12/07/2021

1. Thông tin vĩ mô

• EC nâng dự báo tăng trưởng EU, ECB lập tức thay đổi mục tiêu lạm phát lên 2%
Ngay sau khi EC nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm của EU lên 4.8%, ECB điều chỉnh mục tiêu lạm phát lên 2% trong trung hạn, lần điều chỉnh lớn nhất trong lịch sử.
Việc thay đổi mục tiêu lạm phát lần đầu tiên kể từ khi đồng euro ra đời cho thấy ECB đã thay đổi tư duy về lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng trong thời gian tới sau khi phục hồi từ đại dịch COVID-19.

• Thời của chứng khoán – 580 tỷ USD đã được rót vào các quỹ cổ phiếu trong nửa đầu năm
– Trong 6 tháng đầu năm, các quỹ cổ phiếu nhận được số tiền kỷ lục 580 tỷ USD
Dòng vốn 580 tỷ USD vào các quỹ cổ phiếu từ đầu năm đến hiện tại đã giúp thị trường chứng khoán và các chỉ số liên tục lập những kỷ lục mới. Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 15%, trong khi chỉ số FTSE toàn cầu tăng hơn 12%.
Các quỹ ưa thích của các nhà đầu tư thường năm giữ cổ phiếu Mỹ, Nhật Bản hoặc châu Âu.
– Nếu tốc độ rót vốn này được tiếp tục trong nửa cuối năm, tổng giá trị tiền chảy vào các quỹ cổ phiếu sẽ cao hơn cả 20 năm trước cộng lại
Lãi suất trái phiếu rất thấp hoặc dưới 0 là lý do chính khiến thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn. Với các nền kinh tế tiếp tục mở cửa kinh doanh trở lại, chứng khoán vẫn sẽ tiếp tục thu hút đầu tư hơn trái phiếu trong ngắn và trung hạn.

• Những con cá voi bất đắc dĩ: Tổng tài sản của Fed, ECB & BOJ đã lên tới 24 nghìn tỷ USD
– Kể từ khi đại dịch bắt đầu lây lan cho đến nay, các ngân hàng trung ương ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã chi tới 9 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế. “Làn sóng” tiền đó đã biến Cục Dự trữ Liên bang (Fed), NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) trở thành những con cá voi trên thị trường, nâng tổng giá trị tài sản mà họ đang nắm giữ lên 24 nghìn tỷ USD.
– Bảng cân đối kế toán của Fed, BOJ và ECB đã tăng 800% kể từ tháng 01/2008
– Quy mô bảng cân đối kế toán của các NHTW đang ngày một lớn hơn so với nền kinh tế
– Trong 9 nghìn tỷ USD đã bơm vào nền kinh tế, Fed mua tỷ lệ lớn chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, trong khi tỷ trọng cho vay của ECB & BOJ lớn hơn
– Phần lớn số tiền bơm vào kinh tế giúp các ngân hàng có nguồn thanh khoản dồi dào, đồng thời tăng tiền gửi chính phủ và tiền lưu thông đại chúng
• 6 tháng đầu năm, Việt Nam đón chưa đến 100,000 khách quốc tế
Trái ngược với hàng không toàn cầu, tổng số chuyến bay ở Việt Nam vẫn đang thấp hơn cả năm 2020
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ ghi nhận 88,000 lượt khách quốc tế nhập cảnh, giảm 97.6% so với cùng kỳ 2020, khiến doanh thu du lịch lữ hành chỉ đạt 4.5 nghìn tỷ đồng, giảm 51.8% so với cùng kỳ 2020.
Đánh giá: Tốc độ tiêm vaccine là yếu tố quyết định cho sự phục hồi của khu vực du lịch và lữ hành, đặc biệt trong bối cảnh các hãng hàng không ở Việt Nam đang phải tính đến tình huống xấu nhất.

2. Kênh cổ phiếu

• Lợi nhuận: “Chìa khóa” cho Dòng tiền
EPS của các Doanh nghiệp và chỉ số Index thị trường có mối tương quan cùng chiều (~0.9 lần), theo 1 Báo cáo của Leuthold Group.
Lợi nhuận & sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là động lực thúc đẩy quan trọng cho giá cổ phiếu.
Hiện tại, tại TTCK Việt Nam, giá cổ phiếu đang chạy trước mức tăng trưởng Lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Đánh giá: Thị trường có xu hướng phân hóa khi các Ngành có lợi thế phát triển sẽ tiếp tục tăng trưởng về giá Cổ phiếu; ngược lại, ở những Ngành còn lại khi không có tính đột phá thì giá cổ phiếu có khả năng đi ngang để “chờ” Lợi nhuận.
• Sự lựa chọn của Nhà Đầu tư: Bền vững & An toàn
Trong Hội thảo “Chiến lược Đầu tư 6 tháng cuối năm 2021” vào chiều thứ 5 ngày 08.07.2021, các Nhà Đầu tư đã có sự bình chọn các cổ phiếu với những đặc tính: Lợi thế cạnh tranh cao, Ngành tăng trưởng, Định giá an toàn.
Các NĐT cá nhân ngày càng hướng đến mục tiêu đầu tư an toàn & bền vững.
Trong đó, Top 3 cổ phiếu đáng đầu tư nhất 6 tháng cuối năm 2021 do nhà đầu tư tham gia bình chọn là: MWG, TCB, HPG
• ANV: Lợi nhuận 5 tháng ước đạt 114 tỷ đồng
Thủy sản Nam Việt (Navico, ANV), thông qua kế hoạch năm 2021 tổng doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng, LNTT mục tiêu 250 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 4,3% so với kết quả năm 2020. Công ty dự duy trì mức cổ tức năm 2021 tại tỷ lệ 10% bằng tiền mặt (1.000 đồng/cp).
Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, ban lãnh đạo cho biết doanh thu ước đạt 1.460 tỷ đồng, LNTT114 tỷ đồng, thực hiện được 45% kế hoạch lợi nhuận năm.
Mới đây, ANV là bị đơn tự nguyện được hưởng mức thuế 0 USD/kg (tức không cần phải kiểm tra riêng lẻ và mức thuế dựa trên mức của bị đơn bắt buộc). Dù vậy, phía Công ty vẫn bỏ ngỏ câu hỏi về lộ trình quay lại thị trường Mỹ trong thời gian tới. Riêng thị trường Nga, Công ty cho biết đã quay trở lại, tính từ ngày 12/5 đến nay, ANV đã xuất 51 container hàng vào thị trường này.
Bên cạnh mảng thuỷ sản, ANV cũng đầu tư dự án điện mặt trời áp mái. Hiện, ANV đã đầu tư xong 53 MW trong năm 2020.

3. Kênh thu nhập cố định

• Tiền gửi Tháng 7/2021: Chưa có áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn
Nhóm NHTM nhà nước: biểu lãi suất huy động không biến động.
Nhóm NHTM cổ phần: VPB điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 và 24 tháng 1.2% về mức cũ. Theo đó, lãi suất huy động 12 tháng giảm từ 6.5% xuống mức 5.3%/năm – áp dụng từ ngày 3.07.2021; các ngân hàng khác không biến động.
Đánh giá: Trong bối cảnh phức tạp của đợt bùng phát Covid-19 mới nhất + CPI tháng 6 tiếp tục tăng chậm (bình quân 6 tháng CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ – mức thấp nhất trong vòng 5 năm và vẫn xa mục tiêu 4%). Dự báo NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ để tiếp sức cho nền kinh tế  chưa có áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn.
• Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn.
6 tháng đầu năm 2021, có 306 đợt phát hành TPDN trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 186,683 tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ).
Nhóm NHTM có tỷ trọng giá trị phát hành lớn nhất đạt 68,113 tỷ đồng, có 85.3% trái phiếu phát hành, kỳ hạn từ 2-4 năm và lãi suất thấp từ 3-4.2%, tiêu biểu là: ACB (11,200 tỷ đồng), VPBank (9,900 tỷ đồng), TPBank (6,000 tỷ đồng).
Nhóm BĐS giữ vị trí thứ 2 với 61,988 tỷ đồng, khoảng 25.4% trái phiếu không có TSĐB hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu, lãi suất dao động 8-13%/năm.
Đánh giá: Nhu cầu phát hành trái phiếu của các NHTM trong năm 2021 sẽ vẫn tăng cao, đặc biệt là trái phiếu tăng vốn nhằm giúp các ngân hàng bổ sung cho vốn cấp 2 (vốn bổ sung), tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn và cải thiện hệ số an toàn vốn CAR.

4. Kênh tài sản khác

• JLL: Giá bán căn hộ TP.HCM tăng 4-5% do nguồn cung khan hiếm, giá NVL tăng
Do (1) đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã gây trì hoãn hàng loạt sự kiện mở bán và cản trở sự gia nhâp thị trường của các dự án mới; (2) vướng mắc pháp lý & (3) giá NVL leo thang nên nguồn cung tại TP. HCM bị hạn hẹp dẫn đến giá bán tăng (4-5%).
Doanh nghiệp BĐS có khả năng triển khai nhanh, tài chính vững sẽ có lợi thế.
• Ethereum: Sự đột phá của Tiền điện tử
Được phát hành năm 2015, Ethereum còn được gọi là Bitcoin 2.0.
Ethereum là đồng tiền điện tử phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bitcoin (vốn hóa 2 đồng tiền chiếm 60% thị trường tiền điện tử).
Tương tự như Bitcoin, ETH hoạt động trên một Blockchain, ta có thể khai thác ETH thông qua đơn vị tiền tệ Ether
Ethereum được tạo ra với mục tiêu là trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển Hợp đồng thông minh. Trong khi đó, Bitcoin được sinh ra với mục đích duy nhất là trở thành phương tiện thanh toán và nơi lưu trữ giá trị.
Ngoài ra, còn một điểm khác biệt nổi bật nữa là Bitcoin chỉ có thể đào được 21 triệu Bitcoin trong thời gian khai thác khối trung bình là 10 phút, còn Ether có thể đào được vô tận trong thời gian xác nhận nhanh hơn là không quá 12 giây.

5. Câu chuyện đầu tư

Hình bóng công ty vĩ đại
Năm 1911, hai đoàn cùng đi thám hiểm Nam Cực là đoàn Nauy dẫn đầu bởi Roald Amundsen; và đoàn người Anh dẫn đầu bởi Robert Falcon Scott.
Chiến thắng dành cho đội Amundsen. Họ đến sớm hơn 1 tháng và về nhà an toàn. Ngược lại, đội của Scott cũng đến được đích, nhưng cả đoàn đã bị thiệt mạng trên hành trình trở về.
CÂU CHUYỆN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? Tại sao lại có sự vượt trội giữa Amundsen VS Scott?
Roald Amundsen
Dành nhiều năm tím kiếm kiến thức. Sống với người Eskimo để quan sát
Dùng chó để tránh đổ mồ hôi
Thử nghiệm với nhiều loại thức ăn khác nhau
Mang nhiều đồ ăn hơn cần thiết. Cẩn thận đánh dấu bằng cờ đen
Robert Falcon Scott
Không dành đủ thời gian để tìm hiểu đủ rủi ro gặp phải
Dùng ngựa
Chưa quan tâm đúng mức đến rủi ro gặp phải
Mang vừa đủ thức ăn cho số ngày dự kiến; không có Plan B
Ứng dụng trong đầu tư
1. Việc nghiên cứu kỹ thị trường sẽ làm giảm rủi ro gặp phải. Ngoài ra, nhiều nguồn dự trữ sẽ giảm đảm bảo xác suất thành công cao hơn.
2. “Đạn nhỏ đi trước, đại bác theo sau” là chiến lược mà những công ty vĩ đại hay làm. Họ thử nghiệm ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng.

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

———–

Quý Nhà đầu tư vui lòng dành 3 phút tham gia Khảo sát Đánh giá và đóng góp ý tưởng hoàn thiện Bản tin Nhận định thị trường DCALL: TẠI ĐÂY 

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0