Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 10.05.2022 – Kết quả kinh doanh quý I trái chiều của các doanh nghiệp ngành hàng không

Nhận định Thị trường hàng ngày 10/05/2022    420

Chia sẻ

https://soundcloud.com/vndirect-dcall/podcast-ket-qua-kinh-doanh-quy-i-trai-chieu-cua-cac-doanh-nghiep-nganh-hang-khong?utm_source=clipboard&utm_medium=text&utm_campaign=social_sharing

1. THÔNG TIN VĨ MÔ

  • Lenovo, Xiaomi và hàng loạt công ty Trung Quốc rút khỏi Nga
  • Theo báo The Hill, các công ty công nghệ như Lenovo và Xiaomi của Trung Quốc đang hạn chế các chuyến hàng đến Nga vì các lệnh trừng phạt đã gây khó khăn cho hoạt động tài chính ở nước này.
  • Trung Quốc là một trong số ít quốc gia đứng về phía Nga. Trung Quốc giữ vững lập trường trung lập giữa căng thẳng leo thang, đồng thời lên án hành động cô lập của phương Tây với Nga. Cũng chính bởi nguyên nhân này, các hãng chip Mỹ đe dọa không cung ứng cho đối tác Trung Quốc nếu không tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế, buộc các doanh nghiệp phải làm theo.
  • Tác động tiêu cực mà chiến sự Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã làm không ít doanh nghiệp điêu đứng, đối mặt với nhiều thách thức cũng như khó khăn. Có lẽ không chỉ Trung Quốc mà một số quốc gia khác cũng đang gặp phải tình trạng tương tự từ Mỹ.

 

  • Châu Âu chấp nhận mua khí đốt tự nhiên với giá đặc biệt cao
  • Theo thống kê, trong tháng này, yêu cầu giao khí đốt từ Nga đến châu Âu đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng vừa qua cho thấy khí đốt dự trữ được lấp đầy nhanh hơn so với dự kiến trước đây. Lượng nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) cũng đang gia tăng.
  • Vào đầu tháng 5, mức dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu thấp hơn 18% so với mức trung bình 5 năm so với trước đại dịch. Lượng khí được lưu trữ ở EU và Anh đã tăng lên 380 terawatt giờ. Theo các nhà phân tích, với tốc độ này, khí đốt trong kho có thể đạt 904 TWh vào ngày 1/10 khi mùa lạnh giá bắt đầu.
  • EU cam kết cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào năm tới và loại bỏ sự phụ thuộc vào nước này trước năm 2030. Nỗ lực tự quản lý năng lượng mà không dựa vào Nga diễn ra trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang tăng lên và giá khí thiên nhiên hoá lỏng lên cao.
  • Với tình hình cấp bách và thiếu nguồn cung khí đốt trầm trọng như hiện nay thì người tiêu dùng nói riêng cũng như toàn bộ EU nói chung sẽ phải đối mặt với tình trạng giá mặt hàng này leo thang liên tiếp hoặc sẽ phải cắt giảm tiêu thụ so với mức trung bình.

 

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

  • Tỷ giá USD/VND tăng, xuất khẩu vẫn chịu áp lực cạnh tranh
  • Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 0,8-1,2% – mức tăng không quá lớn nhờ vào các yếu tố như: kiều hối tăng cao, cán cân thanh toán thặng dư; trong 4 tháng đầu năm xuất siêu 2,53 tỷ USD, tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm trước và cả năm dự báo vẫn thặng dư (khoảng 4-8 tỷ USD), dự trữ ngoại hối đạt mức khá cao (trên 110 tỷ USD)… là những điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định tỷ giá.
  • Việc tăng tỷ giá được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi. Tuy nhiên mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, làm giảm sức cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
  • Việc Fed và một số Ngân hàng Trung Ương các nước tiếp tục tăng lãi suất nhằm đối phó với lạm phát khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp và người dân tăng lên, nhu cầu hàng hóa – dịch vụ giảm, từ đó làm giảm nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam, có thể làm giảm đà phục hồi kinh tế của Việt Nam.
  • Tăng tỷ giá có lợi cho doanh nghiệp về giá trị xuất khẩu nhưng tăng trưởng có thể giảm do sức cạnh tranh yếu đi khi xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường khác ngoài Mỹ.

 

  • Giá vàng dự báo tăng trong dài hạn
  • Tại thị trường Hà Nội, đóng cửa giao dịch ngày 7/5, giá vàng SJC được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 69,75 – 70,47 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 500 nghìn đồng/lượng trong tuần qua.
  • Tại Báo cáo tình hình nổi bật của thị trường vàng Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council) đã chỉ ra rằng, nhu cầu vàng của người tiêu dùng tăng từ 18,6 tấn trong quý IV/2021 lên 19,6 tấn trong quý I/2022, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Ông Andrew Naylor, Giám đốc diều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết: “Lạm phát gia tăng và sự suy yếu của tiền đồng ở Việt Nam đã làm tăng sức hấp dẫn đối với vàng thể hiện qua phí bảo hiểm trong nước cao”
  • Cùng lúc đó, nhu cầu thị trường vàng toàn cầu quý I tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn ETF mạnh mẽ cũng phản ánh trạng thái của vàng là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn trong thời kỳ địa chính trị và kinh tế bất ổn hiện nay.
  • Với bối cảnh lãi suất tăng và lạm phát cao, dự kiến giá vàng sẽ tiếp tục tăng giá, tuy nhiên khi giá vàng đang dâng cao, đặc biệt là khoảng chênh lệch với thế giới lớn ở mức 18 triệu đồng / lượng thì nhà đầu tư cần cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

 

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

  • Kết quả kinh doanh quý I trái chiều của các doanh nghiệp ngành hàng không
  • Ngành hàng không trải qua năm 2021 khó khăn vì sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Nhiều tháng phong tỏa cùng các hạn chế đi lại đã khiến cho nhiều công ty trong ngành rơi vào tình trạng lao đao với kết quả kinh doanh giảm sút. Tuy nhiên, năm nay ngành hàng không được dự báo là sẽ phục hồi trở lại vì Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3.
  • Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố đầu tháng 3 dự báo, thị trường hàng không sẽ phục hồi vược mức trước khi có dịch Covid-19 vào đầu năm 2024 với tổng số hành khách dự kiến đạt 4 tỷ lượt khách. Thị trường nội địa sẽ phục hồi sớm hơn, ngay trong năm 2022 với mức phục hồi khoảng 93%, riêng thị trường nội địa Việt Nam phục hồi ở mức 96%.
  • Tổng công ty hàng không Việt Nam (Mã cổ phiếu: ACV) ghi nhận doanh thu 2.108 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ 2021. Giá vốn hàng bán giảm 6,2% còn 1.453 tỷ đồng kéo theo biên lãi gộp tăng từ 18,6% lên 31,1%.
  • Trong quý I, hãng hàng không Vietjet (Mã cổ phiếu: VJC) đạt doanh thu 4.522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 244,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 99% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ kinh doanh vận chuyển hành khách phục hồi nhanh và mảng kinh doanh vận chuyển hàng hóa tiếp tục mở rộng, với mức tăng trưởng doanh số lần lượt là 76% và 94%.
  • Các công ty hàng không và các doanh nghiệp dịch vụ hàng hoá ghi nhận tăng trưởng do các mảng kinh doanh vận chuyển hành khách, kinh doanh vận chuyển, dịch vụ hàng hoá dần phục hồi. Dự kiến vào cuối năm các doanh nghiêp này sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ hơn do tình hình dịch không còn là mối lo ngại lớn.

 

  • Fecon lần đầu báo lỗ
  • Fecon (Mã cổ phiếu: FCN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 7,1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi ròng 18 tỷ đồng. EPS âm 45 đồng, trong khi cùng kỳ 143 đồng. Đây là lần đầu tiên Fecon báo lỗ kể từ khi niêm yết vào năm 2012.
  • Doanh thu bán hàng, xây lắp, và cung cấp dịch vụ giảm 13,5% còn 501,7 tỷ đồng. Giá vốn giảm thấp hơn nên lợi nhuận gộp giảm 16% còn 87,9 tỷ đồng. Biên lãi gộp 17,5%, trong khi cùng kỳ 18,1%.
  • 3 tháng đầu năm, đơn vị thu về 7,4 tỷ đồng lãi bán khoản đầu tư, làm cho doanh thu tài chính tăng 94,7% lên 10,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng gần 60% do phí lãi vay và thuê tài chính tăng từ 28,6 tỷ đồng lên 46 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, với mức lần lượt là 6% và 2,5%.
  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 27,8 tỷ đồng còn 64,6 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động khác âm 1,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gấp đôi, ở mức gần âm 2,5 tỷ đồng.
  • Sự sụt giảm chưa từng có trước đây của FCN đến từ việc doanh thu và lợi nhuận gộp trong kỳ giảm bởi tiến độ triển khai một số dự án lớn bị chậm hơn so với kế hoạch dự kiến ban đầu nên ảnh hưởng đến tiến độ chào thầu, ký kết hợp đồng dẫn đến sản lượng thi công đạt thấp. Tuy nhiên đây vẫn là một doanh nghiệp có tầm nhìn rất tích cực trong tương lai và với uy tín nhiều năm qua, FCN sẽ tiếp tục đầu tư, khai thác những dự án lớn liên quan tới năng lượng tái tạo – khu công nghiệp – khu đô thị.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

  • Phiên giao dịch 09/05/2022, VNINDEXđã mở gap giảm, rơi gần 60 điểm về mốc 1.269,62 điểm (-4,49%). Sàn HOSE ghi nhận tới 445 mã giảm, chiếm tới gần 92% số mã trên sàn này – trong đó có tới 221 mã nằm sàn. Thanh khoản trong phiên giao dịch ngày hôm nay đã đạt tới 18.768,25 tỷ đồng, cao hơn một chút so với các phiên giao dịch trước đó.
  • Chỉ số VNINDEX chịu mức giảm điểm lớn có phần đóng góp của các mã cổ phiếu trong VN30 như BID (-3,303 điểm), VPB (-2,711 điểm), TCB (-2,607 điểm), GAS (-2,401 điểm), ….. Tất cả cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm điểm, đặc biệt là có tới 13 cổ phiếu nằm sàn đều có mặt trong danh sách tác động với VNINDEX. Về phía cổ phiếu tăng điểm là các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa nhỏ với mức tăng dưới 0,1 điểm.
  • 10/10 nhóm ngành đều ghi nhận mức giảm tương đối mạnh trên 4% trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Duy chỉ có Bất động sản và Tiêu dùng thiết yếu ghi nhận mức giảm dưới 3%. Giá trị giao dịch lớn nhất thuộc về nhóm ngành Tài chính với gần 5 nghìn tỷ đồng. Các nhóm ngành có giá trị giao dịch trên 2 nghìn tỷ đồng gồm có Bất động sản, Công nghiệp và Nguyên vật liệu.
  • Trái ngược với áp lực bán mạnh trên thị trường thì khối ngoại đã giải ngân mua ròng 574,24 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Lượng mua ròng chủ yếu đến từ các mã VHM (93,9 tỷ đồng), HPG (63,81 tỷ đồng) và GMD (60,3 tỷ đồng). Về phía chiều bán ròng là các mã NVL (-38,54 tỷ đồng), VCB (-20 tỷ đồng) và GEX (-16,96 tỷ đồng)
  • Việc mở gap giảm ngay từ đầu phiên kết hợp với lực bán mạnh trong cả phiên cho thấy tâm lý bán trong hoảng loạn của nhà đầu tư. Hiện tại chưa thể xác nhận khi nào đà giảm của VNINDEX có thể chấm dứt, nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân ở giai đoạn này. Luôn ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu của tài khoản về ngưỡng an toàn và tiếp tục theo dõi sát những diễn biến tiếp theo của thị trường.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0