Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 06.12.2021 – Omicron là hệ quả của việc phân bổ và tiếp cận vaccine không đồng đều trên thế giới?

Nhận định Thị trường hàng ngày 06/12/2021    26218

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 06/12/2021

1. Thông tin vĩ mô

• Lạm phát eurozone tăng 4.9% trong tháng 11, cao nhất kể từ khi đồng euro được lưu hành
Cơ quan thống kê liên minh châu Âu Eurostat cho biết lạm phát tháng 11 của khu vực euro chạm 4.9%, mức tăng cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời năm 1997.
Lạm phát tăng tốc nhanh chóng chủ yếu do giá nhiên liệu tăng 27.4% trong tháng 11 so với cùng kỳ, cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang ngày một trầm trọng hơn.
Lạm phát năng lượng đang bao trùm các nền kinh tế phát triển khi nhóm OECD ghi nhận giá nhiên liệu tăng 25% trong tháng 10 so với cùng kỳ 2020.
Lạm phát tăng nhanh sẽ khiến ECB đẩy nhanh hơn quá trình rút gọn kích thích kinh tế và hướng tới việc tăng lãi suất sớm nhằm bình ổn lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
• Fed sẵn sàng tăng tốc độ cắt giảm mua lại tài sản
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ, chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu việc từ “tạm thời” không còn hợp lý để nói về lạm phát hiện tại, cho thấy Fed coi tốc độ gia tăng lạm phát là mối lo nghiêm trọng với triển vọng kinh tế. Đồng thời, Fed sẵn sàng đẩy nhanh quá trình mua lại tài sản lên gấp đôi, tương đương với 30 – 40 tỷ USD/tháng thay vì mức 15 – 20 tỷ USD/tháng hiện nay.
Nền kinh tế Mỹ đã chịu nhiều thiệt hại khi biến chủng Delta lan rộng, khiến người lao động các công việc yêu cầu tiếp xúc nhiều rời bỏ thị trường lao động. Mặc dù thị trường Mỹ đã bắt đầu hồi phục kể từ đầu quý IV, việc biến chủng Omicron được phát hiện đang khiến Fed lo ngại hơn về việc lực lượng lao động tiếp tục suy giảm, dẫn đến khủng hoảng chuỗi cung ứng thêm trầm trọng.
Với lập trường đã thay đổi của Fed, việc tăng lãi suất ít nhất hai lần trong năm 2022 đang ngày càng trở nên khả thi mặc dù mối lo về Covid-19 vẫn còn đó. Nỗi lo lớn nhất là Fed sẽ rút kích thích khi kinh tế tăng trưởng chậm lại. Nếu kịch bản trên xảy ra, thị trường chứng khoán sẽ khó giữ được tốc độ tăng trưởng lớn như hiện tại.
• Omicron là hệ quả của việc phân bổ và tiếp cận vaccine không đồng đều trên thế giới?
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến thế giới một lần nữa chỉ trích việc phân bổ và chia sẻ vaccine toàn cầu của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các quốc gia khó tiếp cận và triển khai tiêm vaccine như khu vực châu Phi khiến tốc độ lây nhiễm diễn ra nhanh hơn và đồng thời tạo cơ hội cho các biến thể mới của Covid-19 dễ nảy sinh hơn.
Mặc dù tỷ lệ tiêm một mũi toàn cầu là 56%, nhưng ở châu Phi mới chỉ đạt 10%. Omicron nếu không sớm được kiểm soát, cũng như tốc độ phân bổ vaccine không sớm được đẩy nhanh hơn, có thể khiến các hoạt động kinh doanh và xã hội bị hạn chế trở lại. Điều này sẽ khiến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng trầm trọng hơn và triển vọng kinh tế u ám hơn.
• Kinh doanh hồi phục thận trọng, PMI tháng 11 tăng 52.2 điểm
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) tháng 11 của Việt Nam đã tăng lên 52.2 điểm, cho thấy điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh đang hồi phục rõ rệt sau quý III giãn cách xã hội.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ hai liên tiếp và các biện pháp hạn chế được dần gỡ bỏ giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc lực lượng lao động chưa quay trở lại hoàn toàn gây ảnh hưởng đến tiến độ sản lượng đầu ra.
Việc huy động lực lượng lao động quay trở lại làm việc phụ thuộc vào độ phủ tiêm vaccine cũng như khống chế dịch hiệu quả trong trạng thái bình thường mới. Một khi tâm lý ổn định, lực lượng công nhân quay trở lại làm việc sẽ thúc đẩy sản lượng đầu ra.

2. LÃI SUẤT, TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG

• Tăng trưởng tín dụng đến 25/11 tăng mạnh lên 10.1%
Đến ngày 25/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020 – tăng thêm 1,38 điểm phần trăm, từ mức 8,72% hôm 29/10.
Ngân hàng Nhà nước thông báo cân nhắc lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn – giúp các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt các dự án vay vốn trung-dài hạn xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cao tốc Bắc – Nam.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho 11 ngân hàng.
Trong giai đoạn mở cửa trở lại nền kinh tế, cần cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức bình quân các năm trước, linh hoạt cho một số tổ chức tín dụng quản trị rủi ro tốt được cấp hạn mức cao – dẫn đến sự phân hóa lợi nhuận mạnh trong ngành ngân hàng.
• Fed tính đẩy nhanh cắt giảm QE
Trong bối cảnh thị trường lao động tiếp tục phục hồi và giá cả đã leo thang với tốc độ nhanh chóng, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – Jerome Powell phát tín hiệu sẵn sàng gia tăng tốc độ thu hẹp trái phiếu và nâng lãi suất điều hành.
Ngân hàng HSBC kỳ vọng thời điểm điều chỉnh tốc độ mua tài sản sẽ rơi vào khoảng tháng 3 và sẽ có bốn đợt điều chỉnh lãi suất điều hành tính đến cuối năm 2023, đợt đầu tiên rơi vào tháng 6.
Đồng USD tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên. Tỷ giá VND/USD vẫn sẽ duy trì mức biến động ổn định do: (1) Dự trữ ngoại hối Việt Nam đạt mốc 107 tỷ USD. (2) Dòng tiền kiều hối và giải ngân FDI kỳ vọng tích cực giai đoạn cuối năm. (3) Cán cân thương mại lũy kế 11 tháng thặng dư 225 triệu USD.

3. Kênh cổ phiếu

• Lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sắt thép – Cơ hội nào cho cổ phiếu thép trở lại?
Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng sắt thép các loại của Việt Nam trong nửa tháng 11/2021 đạt 10,27 tỷ USD (+134% YoY). Trong khi tổng giá trị Nhập khẩu là 10,03 tỷ (+43.5% YoY)
Như vậy đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu sắt thép. Tuy nhiên, giá cổ phiếu thép giảm rất mạnh trong tháng 11, nguyên nhân là do giá quặng sắt và HRC trên thị trường thế giới giảm mạnh.
Hiện giá quặng sắt thế giới có xu hướng hồi phục nhẹ từ đáy, cùng với việc mảng thép xây dựng đã hồi phục trong tháng 10. Kỳ vọng giá cổ phiếu thép sẽ hồi trở lại sau khi giảm 20% từ đỉnh.
• ANV – Đầu tư 24 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến Collagen & Gelatin tại Cần Thơ
ANV vừa công bố đầu tư xây dựng nhà máy chế biến collagen peptide và gelatin với công suất 800 tấn mỗi năm tại Khu công nghiệp Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Nhà máy có tổng vốn 24 triệu USD, giai đoạn 1 đóng góp vào 10% lợi nhuận của Công ty.
Theo Next Move Strategy Consulting dự kiến thị trường Collagen Peptide và Gelatin sẽ đạt 9.5 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép 7.5%/năm
Dự án chiết xuất collagen peptide và gelatin từ da cá tra vừa tận dụng được lợi thế vùng nguyên liệu, hệ thống sản xuất và thương hiệu của ANV. Từ đó mở ra một cửa sáng cho triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

4. Kênh tài sản khác

• Hà Nội tập trung đưa Đông Anh, Gia Lâm lên quận trước tiên
Theo Bí thư Thành ủy, Hà Nội cân đối ngân sách, tập trung hỗ trợ Đông Anh, Gia Lâm sớm hoàn thành tiêu chí lên quận giai đoạn 2021-2025.
Bên cạnh đó, 3 quận khác cũng được xem xét lên quận trong giai đoạn này gồm Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng.
Một trong các yếu tố quan trọng để xem xét nâng lên quận đó là hạ tầng. Với việc đặt ưu tiên đưa Gia Lâm, Đông Anh lên quận dự kiến 2 huyện này sẽ được sắp xếp nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn trong năm tới.
Bất động sản các quận trên sẽ tiếp tục sôi động nhưng không sốt ảo do hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh hơn. Các doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất tại khu vực này được hưởng lợi có thể xem xét VEF, VHM
• Giá bông tăng gây áp lực lên biên lợi nhuận của ngành may
Giá bông thế giới giảm, hiện đang giao dịch ở vùng thấp nhất 6 tuần, tăng 35% so với đầu năm.
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn giá bông hiện đang ở vùng đỉnh trong vòng hơn 10 năm, kể từ tháng 6/2021 do thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ và nhu cầu tăng mạnh ở Trung Quốc.
Giá bông được dự báo sẽ giao dịch ở vùng 2.5 USD/kg.
Giá bông tăng dẫn đến giá sợi tăng 10-12% trong khi đó đây là nguyên liệu đầu vào để sản xuất vải.
Giá bông dẫn đến giá sợi và vải tăng trong khi đơn hàng của ngành may được ký theo giá định trước do đó có thể ảnh hưởng làm giảm biên gộp của nhóm ngành này.
• Đầu tư trái phiếu cùng dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á
Xu hướng năng lượng sạch trên quy mô toàn thế giới. Việt Nam định hướng điện gió, mặt trời chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn phát điện đến năm 2045 (42%) 2020 (23%).
Trung Nam là nhà phát triển hàng đầu về năng lượng tái tạo Việt Nam, tài sản 2.3 tỷ USD, tương đương GDP của tỉnh Nam Định. Là một trong số ít nhà đầu tư có thể tự thi công hạ tầng và nhà máy điện, có lợi thế về đàm phán với nhà cung cấp thiết bị điện.
Nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và huy động vốn cho dự án năng lượng tái tạo đầy tiềm năng nhà máy điện gió Ea Nam, Trung Nam Group đã phát hành các mã trái phiếu với các kỳ hạn 1 năm, 7 năm, 9 năm phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Khi tham gia trái phiếu doanh nghiệp Trung Nam Group, lãi suất trái phiếu tương đối cao từ 9,3 – 9,7%/năm, Trái phiếu được cam kết mua lại định kỳ, giảm thiểu rủi ro cho trái chủ, tài sản đảm bảo có giá trị lớn, hơn 130% giá trị phát hành là dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á đã hoàn thiện pháp lý ký hợp đồng mua bán điện, vốn đầu tư tối thiểu từ 100 triệu đồng.

5. Câu chuyện đầu tư

• Quản lý danh mục đầu tư hiệu quả: Sự kết hợp giữa các tài sản
Danh mục mọi thời tiết – Ray Dalio gồm: 20% cổ phiếu, 50% trái phiếu ( ngắn hạn và dài hạn), 20 % vào vàng
Cổ phiếu Rùa và Thỏ – Chris Davis gồm:
Cổ phiếu Thỏ: Tăng trưởng nhanh, giá cổ phiếu đắt theo tiêu chuẩn hiện tại
Cổ phiếu Rùa: Cổ tức đều, tỷ suất cổ tức cao  Giá ít khi giảm trong điều kiện thị trường giảm.
Khi xảy ra khủng hoảng hoặc suy thoái: Cổ phiếu thỏ giảm giá mạnh; trong khi cổ phiếu Rùa không giảm (hoặc giảm ít). Hành động: Bán cổ phiếu Rùa và mua cổ phiếu thỏ; Hoặc lấy cổ tức từ Rùa để mua thêm Thỏ.
Ứng dụng trong đầu tư
Danh mục đầu tư của Bạn sẽ có 3 lớp bảo vệ khi thực hiện: Lớp 1: Tỷ lệ phân bổ đều giữa các phân lớp tài sản. (Tham khảo: tỷ lệ 70 cổ phiếu : 30 trái phiếu). Lớp 2: Cổ tức của Rùa dùng để mua thêm Thỏ. Lớp 3: Bán bớt RÙA để mua thêm Thỏ

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0