Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 05.07.2021 – Giá dầu vượt đinh 2018, OPEC+ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung

Nhận định Thị trường hàng ngày 05/07/2021    8234

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 05/07/2021

1. Thông tin vĩ mô

• Giá dầu vượt đỉnh 2018, OPEC+ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung
– Giá dầu WTI và Brent đều đã vượt mốc 75 USD/thùng và đang tiến đến vùng 80 USD/thùng của năm 2018
Giá dầu tiếp tục lập kỷ lục mới khi đóng cửa trên 75 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2018 sau khi nhóm OPEC+ phải hoãn cuộc họp về chính sách sản lượng dầu do UAE phản đối kế hoạch tăng sản lượng dầu thô thêm 400,000 thùng/ngày.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đang ở mức rất cao khi các nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục và mở cửa hoạt động kinh doanh và xã hội.
– Dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ lớn hơn nguồn cung dầu cho đến đầu năm 2022

• Đăng ký trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ khi COVID-19 bắt đầu
– Chỉ có 364,000 người đăng ký trợ cấp thất nghiệp trong tháng 6 ở Mỹ, mức thấp nhất kể từ tháng 03/2020
Quá trình hồi phục kinh tế của Mỹ đang diễn ra nhanh khi số lượng người đăng ký trợ cấp thất nghiệp tháng 6 chỉ còn hơn thời điểm tháng 3/2020 khoảng 50,000 đơn và là mức thấp nhất kể từ khi COVID-19 xảy ra.
Các dấu hiệu khác như chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân tăng kỷ lục, và số ghế máy bay được đặt trước đã gần bằng một số tháng trong năm 2019 cho thấy kinh tế Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong những tháng hè tiếp theo.
– Sự hồi phục kinh tế được phản ánh rõ rệt khi chi tiêu cá nhân của người Mỹ lên đến 15,600 tỷ USD
– Số lượng ghế máy bay được đặt đến tháng 7 của Mỹ tăng lên 88.4 triệu ghế

• “Work from home” (WFH) – trạng thái đi làm bình thường mới?
COVID-19 giảm và các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu mở cửa, các công ty đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn về văn hóa làm việc của họ. Câu hỏi đặt ra là họ nên yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng hay tiếp tục làm việc ở nhà? Và trong một cuộc khảo sát cho thấy:
– Lực lượng lao động không thấy suy giảm hoặc thậm chí còn năng suất hơn khi làm việc ở nhà
– Ngoại trừ Nga, hầu hết lực lượng quản lý cũng nhận định năng suất làm việc không đổi hoặc năng suất hơn
– Tỷ lệ nhân viên quay trở lại văn phòng ở một số trung tâm tài chính toàn cầu vẫn hầu hết ở dưới mức 50% so với trước khi COVID-19 bắt đầu

• GDP của Việt Nam tăng 6.61% trong quý II
– Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.61% trong quý II, cao hơn so với mức 4.65% của quý I nhờ các tín hiệu tích cực từ xuất khẩu và sản xuất công nghiệp
Lũy kế 6 tháng đầu năm, quy mô kinh tế Việt Nam mở rộng thêm 5.64% so với 1.82% của 6 tháng đầu 2020.
Sự phục hồi thương mại quốc tế do các nước phát triển đang mở cửa và trở lại bình thường giúp hoạt động xuất khẩu tăng mạnh. Xuất khẩu sang Mỹ 6 tháng đầu năm tăng 42.6% lên 44.9 tỷ USD, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 157.63 tỷ USD, tăng 28.4% so với cùng kỳ.
– Dự báo tăng trưởng GDP 2020 – 2021 ở Việt Nam của một số tổ chức đánh giá toàn cầu
Tuy nhiên, mức tăng 6.61% thấp hơn mức kỳ vọng 7% của hầu hết các tổ chức như Bloomberg, ADB do đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến các khu công nghiệp có trung tâm sản xuất linh kiện điện tử quan trọng phải đóng cửa.
Kiểm soát dịch bệnh là yếu tố quyết định để đạt được mức tăng trưởng hơn 6.5% trong năm nay.

2. Kênh cổ phiếu

• Hệ thống giao dịch mới sẽ sớm triển khai trong nửa đầu tháng
Mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp cùng với việc kênh chứng khoán có nhiều cổ phiếu hấp dẫn đã khiến thanh khoản 6T.2021 của thị trường chứng khoán VN tăng mạnh nhờ dòng vốn của các nhà đầu tư cá nhân.

Khối lượng lệnh các công ty chứng khoán gửi về sàn HOSE đều tăng gấp 2 – 3 lần, thậm chí có trường hợp tăng hơn 12 lần khiến thanh khoản trung bình một phiên đều duy trì ở mức cao 3 – 5 triệu/ngày. Tạo ra tình trạng nghẽn lệnh trên HOSE.
Để giải quyết điều này HOSE đã tiến hành triển khai phát triển hệ thống mới với FPT và KRX.
Hệ thống phối hợp với FPT được dự kiến sẽ triển khai trong đầu tháng 7 đang đi đến những giai đoạn cuối.
Còn hệ thống KRX đã bắt đầu đi vào thử nghiệm từ tháng 6, dự kiến thử nghiệm 6 tháng. Thời gian KRX đi vào hoạt động chính thức có thể là lúc giao dịch T+0 sẽ sớm được triển khai.
T + 0 triển khai sẽ giúp thanh khoản thị trường tăng mạnh qua đó sẽ cải thiện kết quả kinh doanh của các CTCK. Ngoài ra cũng giúp triển vọng nâng hạng thị trường của Việt Nam thêm gia tăng.
• GMD tổ chức ĐHCĐ ngày 30/06, thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 37%
Đại hội cổ đông đã thông qua phương án kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2021 dự kiến 2.800 tỷ đồng, tăng 7%; lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng, tăng 37% so với thực hiện 2020. Ngoài ra đại hội cũng trình phương án chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 12%, tức mỗi cổ phiếu nhận được 1.200 đồng.
Đại hội đưa ra thông tin đang chú ý về germalink đó là: “Hiện, Gemalink đang hoạt động 90% công suất và từ quý 3/2021 sẽ hoạt động tối đa công suất giai đoạn 1. Tương ứng, doanh thu đóng góp 40 triệu USD, lợi nhuận 1,7-1,8 triệu USD cho năm 2021.”
Việc sớm đạt được tối đa công suất giai đoạn 1 của Germalink tạo tiền đề giúp doanh nghiệp có tự tin và sớm tiến hành germalink giai đoạn 2 cũng như dự án nam đình vũ giai đoạn 2. Cùng với đó công ty tiếp tục triển khai 2 dự án bất động sản tại TPHCM và Viêng Chăn, Lào. Điều này tạo tiền đề cho lợi nhuận 2025 của GMD dự kiến gấp 3 lần so với năm 2020.

3. Kênh thu nhập cố định

• Tiền gửi T7/2021: mặt bằng lãi suất dự báo tăng vào cuối năm 2021
Biểu lãi suất huy động của các Ngân hàng không biến động so với tuần trước
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 21/6, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,13% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,35%). Trong khi, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đến thời điểm trên đạt 5,47% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 2,45%).
Lãi suất liên ngân hàng ổn định trong tuần. Giao dịch tại 30/06: qua đêm 1,13%; 1 tuần 1,32%; 2 tuần 1,47%.
Đánh giá: Trường hợp các ngân hàng được nới room tín dụng (dự báo MB và ACB tăng từ 9-9.5% lên mức 15%), sẽ đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm khiến chênh lệch huy động – cho vay nới rộng. Tạp áp lực tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2021.

• Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn
T6/2021 (tính đến 25.06), có 67 đợt phát hành TPDN trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 37,119 tỷ đồng – tăng 25% so với tháng 5.
Nhóm NHTM có tỷ trọng giá trị phát hành lớn nhất đạt 18,870 tỷ đồng, chiếm 53% Tổng KLPH, trong đó có 3,170 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2. Lãi suất dao động từ 3.5%-7.78%, kỳ hạn từ 2-7 năm.
Nhóm BĐS giữ vị trí thứ 2 với 9,024 tỷ đồng phát hành (có 2,200 tỷ đồng trái phiếu do Vinaconex phát hành).
Đánh giá: Từ ngày 1/10, TT08/2020/TT-NHNN có hiệu lực- tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung dài hạn giảm từ 40% (hiện tại) xuống 37%, xu hướng phát hành trái phiếu của các ngân hàng được tiếp tục, lãi suất TPNH phát hành sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn tới.

4. Kênh tài sản khác

• Bất động sản: Diện tích thành phố Huế mở rộng hơn gấp 3.7 lần
Thành phố chính thức điều chỉnh lộ giới hành chính lên 266 km2 từ hơn 70 km
Tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến trở thành TP trực thuộc trung ương trước 2026
Nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản Huế từ Bitexco, BRG, Vingroup,…
Các doanh nghiệp có quỹ đất và đang triển khai sẽ hưởng lợi sóng đầu của quá trình: CSC (44 ha, đã đầu tư xong hạ tầng, đang kinh doanh)

• Ngân hàng Nhà nước được chấp thuận nghiên cứu tiền số
Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu, xây dựng, thí điểm tiền điện tử dựa trên công nghệ Blockchain trước 2023, NHNN báo cáo kết quả thực hiện.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã lập tổ nghiên cứu về tài sản số, tiền số
Lợi ích: 1) mục tiêu thanh toán phi tiền mặt nhanh hơn 2) thanh toán thuận tiện, giảm thủ tục, khâu trung gian 3) minh bạch hóa giao dịch
Khó khăn 1) CP vẫn chưa công nhận tiền ảo 2) tiền số cần có hệ sinh thái, xây dựng hệ sinh thái này tương đối khó và mất thời gian.

5. Câu chuyện đầu tư

• “Ngày xưa có một con bò”
Hai thầy trò nọ ghé thăm 1 gia đình sống dưới mức nghèo khổ trong 1 túp lều tồi tàn. Cuộc sống của gia đình 8 người này được duy trì nhờ 1 con bò sữa. Đó là tài sản vô cùng quý báu của gia đình họ so với dân làng chung quanh. Hai người bỏ đi lúc nửa đêm, người thầy đã đâm chết con bò, trong sự sợ hãi và lo lắng tột cùng của người học trò.
Một năm sau, 2 thầy trò nọ lại có dịp đi qua ngôi làng xưa. Lúc này, anh học trò tỏ ra sợ hãi, khuyên thầy của mình nên tránh xa ngôi làng hoặc đi vòng đường khác để tránh gặp phải tai họa. Tuy nhiên, người thầy vẫn một mực thẳng tiến về phía cuối làng, đi đến nơi ở của gia đình nghèo khổ trước kia.
Lúc này họ vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến một gia đình sống sung túc dưới một căn nhà đàng hoàng.
Thì ra, không có con bò để vắt sữa, gia đình họ phải chống lại sự chết đói bằng cách phát hoang đất trồng lương thực; ban đầu chỉ là để khỏi chết đói, sau đó thì họ có nhiều lương thực để bán ra chợ và từ đó họ trở nên sung túc.
BÀI HỌC:
1. Nếu Bạn có 1 công việc – dù không thích – giúp trả được nợ, sống sót và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng (hay còn gọi là bẫy thu nhập trung bình)
2. Một số công ty luôn hài lòng ở những gì họ hiện có, những mảng kinh doanh đã bão hòa mà không có sự đột phá trong tư tưởng. Bạn đầu tư vào những công ty này thì khó có khả năng gia tăng tài sản nhanh chóng.

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

———–

Quý Nhà đầu tư vui lòng dành 3 phút tham gia Khảo sát Đánh giá và đóng góp ý tưởng hoàn thiện Bản tin Nhận định thị trường DCALL: TẠI ĐÂY 

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0