Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 05.04.2021 – Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên triển vọng ‘tích cực’

Nhận định Thị trường hàng ngày 05/04/2021    2120

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 05/04/2021

1. Thông tin vĩ mô

COVID-19: Cập nhật ngày 02.04.2021

Thế giới: Tính đến 02/04 có >130 triệu người nhiễm và ~2.8 triệu người chết vì Covid-19.
Số ca nhiễm/ngày toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh trong khoảng tuần trở lại đây với khoảng gần 648.000 ca/ngày, sau giai đoạn giảm rất mạnh xuống đáy gần nhất 400.000 ca/ngày hồi tháng 2/2020

Thế giới: OPEC+ bắt đầu nới lỏng sản lượng, bất chấp lo ngại về lực cầu

Thế giới: OPEC và đồng minh, tức OPEC+, ngày 1/4 họp trực tuyến để bàn chính sách sản lượng trong những tháng tới. Liên minh quyết định bắt đầu nới lỏng dần sản lượng từ tháng 5.OPEC+ đang cắt giảm sản lượng khoảng 7 triệu thùng/ngày để thúc đẩy giá và giảm tình trạng dư cung.
Đánh giá: Đại dịch Covid-19 tiếp tục phủ bóng triển vọng lực cầu trong năm nay

Thế giới: “Canh bạc” lớn tiếp theo của Tổng thống Joe Biden

Thế giới: Với kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá khoảng 3-4 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, chi tiêu công sẽ trở thành một trụ cột tăng trưởng kinh tế Mỹ trong thập kỷ tới …
Đánh giá: Kế hoạch đầu tư hạ tầng mà ông Biden đề xuất đánh dấu một bước ngoặt lớn về chính sách kinh tế. Đây thực sự là một “canh bạc” lớn hơn rất nhiều so với gói 1,9 nghìn tỷ USD, không chỉ bởi quy mô mà còn bởi tân Tổng thống dường như đang đặt cược với niềm tin rằng Chính phủ có thể đóng một vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế.

Mỹ đối mặt tương lai đắt đỏ vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Thế giới: Mỹ muốn tung thêm 2.000 tỷ USD cho hạ tầng. Mỹ sẽ cần thêm thép, xi măng, nhựa đường và đá dăm để xây hạ tầng giao thông. Họ cũng cần coban, lithium và đất hiếm để sản xuất pin. Và trên hết, họ sẽ cần rất nhiều đồng nhưng Washington đã chậm hơn Bắc Kinh một nhịp. Các nhà sản xuất, thương nhân và thậm chí cả chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay mua hàng hóa toàn cầu, như một người nghiện mua sắm đang săn hàng giảm giá. “Họ mua rất nhiều đồng năm ngoái và tôi không tin rằng điều này chỉ phục vụ nhu cầu công nghiệp”, David Lilley – CEO Drakewood Capital Management (Anh) cho biết

Đánh giá: Đó dường như là giao dịch thông minh. Động thái của Trung Quốc nhằm xây dựng nguồn dự trữ đồng chiến lược để phục vụ cho các kế hoạch riêng. Một phần nhờ Trung Quốc mua, giá đồng giờ tăng gấp đôi so với tháng 3/2020, hiện vào khoảng 9.000 USD một tấn. Tuy nhiên, một số người cho rằng đồng và các mặt hàng khác còn vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng giá. Điều này khiến chi phí có thể tăng mạnh

Việt Nam: Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên triển vọng ‘tích cực’

Việt Nam: Ngày 1/4, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings công bố xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB và nâng triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực.” Fitch Ratings ghi nhận các thành quả về tài khóa, nợ công của Việt Nam. Ngoài ra, tổ chức này dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7% vào năm 2021-2022 và đà phục hồi kinh tế toàn cầu giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu, hoạt động kinh tế trong nước được bình thường hóa.
Đánh giá: Điều này phản ánh khả năng phục hồi tăng trưởng của Việt Nam, một trong rất ít nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc nhóm các nước hạng BB có thể duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,91% vào năm 2020 trước bối cảnh đại dịch Covid-19. Kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng.

2. KÊNH CỔ PHIẾU

Nhiều ngành phi tài chính suy giảm lợi nhuận năm 2020 có triển vọng hồi phục trong năm 2021

Bất động sản: Thị trường BĐS khu vực ven đô được kỳ vọng dẫn đắt tăng trưởng của ngành trong bối cảnh nhu cầu nhà ở đang tăng lên trong khi nguồn cung nội đô khan hiếm;
Bán lẻ, Du lịch & Giải trí: Thu nhập người dân sau COVID-19 được cải thiện kéo theo chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ không thiết yếu tăng lên.
Dầu khí: Triển vọng giá dầu tăng và nhu cầu tiêu thụ hồi phục trong khi nguồn cung được cắt giảm

TTCK Việt Nam có sức phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á và lọp top 10 thế giới

Điểm lại năm 2020, không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, TTCK Việt Nam cũng trải qua một năm đầy biến động. Sau những tháng đầu năm thị trường có sự sụt giảm nghiêm trọng và giảm xuống điểm đáy khi chỉ số VN-Index từ xấp xỉ 1.000 điểm (cuối năm 2019) xuống chỉ còn 659,21 điểm trong ngày 23/3/2020, thì bước sang quý 2/2020, cũng như một số TTCK lớn, Việt Nam đã có sự phục hồi bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, trong tuần qua, mở đầu Q2/2021, chỉ số VN-Index chính thức lập đỉnh lịch sử (1.200 điểm).
Xu hướng thị trường thời gian tới có thể tích cực hơn khi thị trường được hỗ trợ bởi thông tin KQKD quý 1 cũng như kế hoạch kinh doanh năm 2021. Với nền lợi nhuận thấp trong năm 2020, có khả năng xu hướng các doanh nghiệp sẽ đặt kế hoạch tăng trưởng tích cực hơn trong năm 2021. Bên cạnh đó, việc TTCK Việt Nam vẫn có định giá tương đối hấp dẫn so với các quốc gia khu vực cũng là yếu tố hỗ trợ cho Thị trường.

VCS: Đặt kế hoạch LNTT năm 2021 tăng trưởng 15% (tương đương 1.910 tỷ đồng)

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng khắp nơi, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, Vicostone hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Trong đó doanh thu thuần đạt 5.660 ỷ đồng (+1,74% YoY); Lợi nhuận trước thuế đạt 1.668 tỷ đồng, xấp xỉ bằng số lãi đạt được năm 2019 & Lợi nhuận sau thuế đạt 1.428 tỷ đồng (+1.27% YoY). Trong cơ cấu doanh thu của Vicostone, doanh thu xuất khẩu đạt 4.223 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% tổng doanh thu đạt được trong năm.
Năm 2021 Vicostone đặt mục tiêu đạt 6.797 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20,1% so với doanh thu đạt được năm 2020. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.910 tỷ đồng, tăng 15,1% so với lợi nhuận đạt được năm 2020. Ngoài ra, Vicostone tiếp tục mở rộng đầu tư để nâng cao năng suất, dự kiến từ năm 2021 đến 2024 đầu tư thêm ít nhất 2 dây chuyền sản xuất đá thạch anh.
Năm 2020, công ty tập trung vào chiến lược nội địa hóa và tham gia vào chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào trọng yếu từ công ty mẹ – tập đoàn Phenikaa, từ đó giúp công ty hạn chế rủi ro phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và rủi ro biến động tỷ giá, tối ưu hóa về giá thành…

3. KÊNH THU NHẬP CỐ ĐỊNH

Tiền gửi T4/2021: VPB tăng mạnh lãi suất huy động từ 30.03.2021

– Nhóm NHTM nhà nước: biểu lãi suất huy động được giữ nguyên so với tuần trước. VCB có mức lãi suất huy động thấp nhất với kỳ hạn 1-2 tháng là 2,9%/năm; kỳ hạn từ 24-60 tháng là 5,3%/năm, 3 ngân hàng còn lại có mức lãi suất là 3.1% và 5,6% ở các kỳ hạn tương ứng.
– Nhóm NHTM cổ phần: OCB và VPB giảm lãi suất huy động tại 1 số kỳ hạn trong khoảng 0.1-0.2%. Lãi suất huy động 12 tháng tại OCB và VPB giảm lần lượt từ 6.3% xuống 6.1% và 5.6% xuống 5.4%. Các ngân hàng còn lại không có sự thay đổi biểu lãi suất huy động.
–  Chỉ số CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 vẫn giảm 0,14% so với cùng kỳ năm 2020 trong khi thanh khoản thị trường còn khá dồi dào và cầu tín dụng chưa tăng cao  mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp

Thị trường TPDN: Thị trường TPDN hạ nhiệt trong 2 tháng đầu năm 2021

Giá trị TPDN phát hành riêng lẻ trong 2T21 đạt 11.428 tỷ đồng (-40,9% svck). Những DN phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất là CTCP Phát triển Bất Động Sản Nhật Quang (2.150 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Smart Dragon (1.900 tỷ đồng) và CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (1.500 tỷ đồng).
Giá trị TPDN phát hành ra công chúng đạt 4.134 tỷ đồng, bao gồm các đợt phát hành từ Tập đoàn Vingroup, CTCP Giao nhận Vận Tải Ngoại Thương, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa, CTCP Tập Đoàn Hà Đô và CTCP Tập Đoàn Masan.
Lũy kế 2 tháng, tổng giá trị trái phiếu phát hành đạt 15.562 tỷ đồng, giảm 19,6% so với mức 19.347 tỷ đồng năm 2020.

4. Kênh tài sản khác

Bất động sản: Dư nợ tín dụng bất động sản tăng cao hơn tăng trưởng chung
Dư nợ bất động sản chiếm 7.2% tổng dư nợ nền kinh tế
Tăng trưởng tín dụng cho bất động sản 3 tháng 2021 tăng 2.13% so với 2.04% mức tăng trưởng chung
Lãi suất huy động hiện tại thấp hơn đáng kể so với thời kỳ 2010-2011
Đánh giá: Tín dụng vào bất động sản có tăng, tuy nhiên so với cơ cấu chung vẫn ở mức an toàn.

Kế hoạch tái phân phối thu nhập của Tổng thống Biden liệu có tốt cho vàng?
Tổng thống Biden đề xuất tăng thuế doanh nghiệp liên bang từ 21% hiện tại lên 28%
Tăng thuế thu nhập với những người có nguồn thu trên 400,000 USD/năm
Đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng với 2,300 tỷ USD
=> Phân phối lại thu nhập giữa người giàu và người nghèo => tiêu dùng tăng do tiền phân phối lại sẽ phần lớn đi vào tiêu dùng => lạm phát tăng (Hành động của FED có ý nghĩa lớn, nếu giữ nguyên lãi suất cơ hội cho vàng)

5. CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ

Warren Buffett – sai lầm thường gặp khi đầu tư cổ phiếu ?
“Tôi dự định sẽ mua 100 triệu cổ phiếu Wal-Mart ở giá $23. Tôi mới mua được một ít thì giá cổ phiếu tăng. Tôi dừng mua, có lẽ hy vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trở lại ? Cổ phiếu tiếp tục tăng và thế là chúng tôi hụt mất 10 tỷ đô”.
“Thumb-sucking – chần chừ không chịu trả giá cao hơn một chút khiến chúng tôi lỡ mất rất nhiều cơ hội.”
Bài học từ Warren Buffett. Chủ tịch và CEO của tập đoàn Berkshire Hathway

Tom Gayner – làm sao để hạn chế sai lầm khi đầu tư cổ phiếu ?
“Nếu một người xấu muốn lừa lấy tiền, họ sẽ muốn lấy càng nhiều tiền càng tốt. Do đó họ sẽ có rất nhiều nợ trên bảng cân đối kế toán. Tránh các công ty vay nợ lớn sẽ tránh được rất nhiều rắc rối.”
“Nói cách khác, nợ có thể là một chỉ báo tốt về đạo đức của ban lãnh đạo. Bạn sẽ hiếm khi gặp phải ban lãnh đạo lừa đảo với một công ty có ít nợ.”
Bài học từ Tom Gayner. Giám đốc đầu tư của tập đoàn bảo hiểm Markel

Đó là những tin tức cuối cùng trong bản tin của chúng tôi ngày hôm nay, cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại vào 8h sáng ngày mai.