Hợp tác cùng phát triển

Podcast ngày 01.11.2021 – Bất chấp lạm phát tiếp tục tăng, ECB không thay đổi kế hoạch mua lại tài sản

Nhận định Thị trường hàng ngày 01/11/2021    21157

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 01/11/2021

1. Thông tin vĩ mô

• Chống khủng hoảng thiếu điện, Trung Quốc áp khung giá trần cho than
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc công bố kế hoạch thiết lập cơ chế khung giá trần nhằm bình ổn giá than sau thời gian dài tăng nóng do tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc. Hợp đồng tương lai than ở Trịnh Châu đã giảm hơn 27% sau khi kế hoạch trên được thông báo.
Tình trạng khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc do áp lực từ mục tiêu giảm phát thải và mức sử dụng điện sau COVID-19 lớn dẫn đến nhu cầu than phục vụ cho sản xuất điện tăng vọt, khi nhiệt điện than chiếm đến hơn 60% sản lượng điện tiêu thụ ở Trung Quốc. Lệnh cấm vận than từ Úc càng khiến nguồn cung than ở Trung Quốc gặp vấn đề, khiến giá than bị đẩy lên quá đà. Dự kiến, mức giá trần mới sẽ giữ giá than tối đa ở mức 528 CNY (82 USD)/tấn than.
Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu than sẽ chịu ảnh hưởng khi giá đầu ra bị áp trần. Ở chiều ngược lại, các ngành sử dụng đầu vào là than như luyện kim, nhiệt điện, xi măng sẽ cải thiện biên lợi nhuận nhờ giá đầu vào giảm.
• Bất chấp lạm phát tiếp tục tăng, ECB không thay đổi kế hoạch mua lại tài sản
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo duy trì các khung lãi suất và chương trình mua lại tài sản khẩn cấp (PEPP) bất chấp việc lạm phát tăng cao nhất trong 10 năm trở lại.
ECB bảo lưu quan điểm còn quá sớm để rút lại chương trình kích thích kinh tế hay nâng lãi suất. Các chỉ số kinh tế của khu vực Euro hiện tại chưa thỏa mãn các chỉ tiêu của ECB để cho thấy sự hồi phục kinh tế tại châu Âu đã thật sự diễn ra.
Lạm phát tháng 9 của châu Âu đạt 3.4%, vượt dự báo 2.2% và gây lo ngại rằng tuyên bố “lạm phát tạm thời” của ECB cũng như các ngân hàng trung ương trên thế giới không còn vững chắc.
Lạm phát tiếp tục tăng cao chủ yếu do tắc nghẽn chuỗi cung ứng và khủng hoảng năng lượng đang diễn ra toàn cầu, nên mối lo lạm phát không phải tạm thời là phản ứng thái quá.
• Động lực lớn tăng trưởng cuối năm – đầu tư công
Trong tháng 10, vốn đầu tư được thực hiện từ Ngân sách Nhà nước đạt 41.7 nghìn tỷ đồng, giảm 17.4% so với cùng kỳ 2020 nhưng tăng 18.6% so với tháng 9. Điều này cho thấy các dự án đầu tư công đã được thúc đẩy triển khai tích cực hơn sau thời gian giãn cách xã hội.
Nếu tính lũy kế 10 tháng, tổng vốn đầu tư được thực hiện từ Ngân sách Nhà nước đạt 318.6 nghìn tỷ đồng, đạt 64.7% kế hoạch năm, cho thấy chỉ còn 2 tháng cuối năm để hoàn thành hơn 35% kế hoạch đầu tư công.
Áp lực đầu tư công cho cuối năm rất lớn, đồng thời tạo nên kỳ vọng hoạt động đầu tư công sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn hậu dịch COVID-19 lần thứ 4.
Khi dư địa cho chính sách tiền tệ không còn nhiều với mức lãi suất đang ở rất thấp, các chính sách tài khóa sẽ là động lực để phát triển kinh tế. Vì vậy, tiến độ đầu tư công sẽ được đặc biệt chú ý hơn nhằm tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

• Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10 vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng
Sau 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 537.3 tỷ USD, gần bằng với mức 543.9 tỷ USD của năm 2020.
Xuất khẩu tháng 10 đạt 27.3 tỷ USD (+1% YoY), nâng tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng 267.9 tỷ USD, tăng 16.6% so với cùng kỳ 2020. Nhập khẩu tháng 10 đạt 26.2 tỷ USD (-1.7% YoY), nâng tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng lên 269.4 tỷ USD, tăng 28.2% so với cùng kỳ 2020.
Tín hiệu tích cực trong tháng 10 cho thấy Việt Nam xuất siêu trở lại 1.1 tỷ USD, cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu đang dần phục hồi sau quý III khó khăn vì giãn cách xã hội và hoạt động cầm chừng do dịch COVID-19 lần thứ 4.
Kỳ vọng tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cho cuối năm thông qua tận dụng các FTA để nâng kim ngạch xuất khẩu.

2. LÃI SUẤT, TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG

• 9T2021 lượng kiều hối về TP.HCM tăng mạnh
Theo WB, năm 2020 lượng kiều hối về Việt Nam đạt 17,2 tỷ USD ~ 5% GDP. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Trong 5 năm qua, WB ước tính tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt khoảng 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm.
Tính đến hết tháng 9/2021, kiều hối tại TP.HCM đạt 5,1 tỷ USD – đạt 78% dự báo (6,5 tỷ USD) và con số này cho các tháng cuối năm vẫn tiếp tục tăng.
Trong những năm qua, tỷ giá được kiểm soát ổn định, lãi suất tiền gửi USD còn 0%, nhưng lãi suất tiết kiệm tiền đồng cao hơn nên người nhận kiểu hối chủ yếu chuyển sang VND để gửi tiết kiệm kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan.
• ECB duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng
Tại cuộc họp ngày 28/10, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên chương trình mua trái phiếu hàng tháng ít nhất là đến tháng 3/2022 và duy trì lãi suất thấp. Cụ thể, đối với các hoạt động tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là âm 0,5%.
ECB giữ nguyên chính sách tiền tệ trong bối cảnh phần lớn các ngành của khối đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng thiếu nguồn cung và một làn sóng Covid-19 mới đang ảnh hưởng ngành dịch vụ.
Việc các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục giữ lãi suất thấp có thể khiến lạm phát trong thời gian tới tăng cao hơn dự báo.

3. Kênh cổ phiếu

• Chi phí vận tải tăng cao – thách thức của doanh nghiệp này nhưng là cơ hội của doanh nghiệp khác
Giá cước vận tải biển trong thời gian vừa qua vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, đơn cử như chi phí vận chuyển một container 40ft từ Thượng Hải đến New York đã tăng 186% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh quý 3 của một số doanh nghiệp trong ngành dệt may, thủy sản đã cho thấy ảnh hưởng, Trong đó, TCM lần đầu báo lỗ nhẹ 3 tỉ/quý sau 9 năm hoạt động, ANV lỗ 13 tỉ sau thuế khi chi phí vận tải hàng bán tăng mạnh. Một sô DN khác như FMC, VHC, STK có KQKD tích cực hơn do chi phí vận tải chiếm tỷ trọng thấp, ngoài ra doanh nghiệp có vị thế nhất định trong khả năng chuyển một phần tăng giá vào giá bán.
Việc chi phí vận tải tăng mạnh kết hợp với tác động tiêu cực của dịch bệnh trong Q3 khiến một số ngành như Thủy sản, Giày dép, SP nội thất,..vv tiếp tục chứng kiến sự suy giảm về giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại việc chi phí xuất nhập khẩu tăng theo chi phí vận tải cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa vươn lên chiếm lĩnh thị phần trong nước.
Ví dụ nhóm ngành phân bón, khi áp lực cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Urea từ Trung Quốc giảm bớt, DPM, DCM đã tận dụng thời cơ tăng công suất, chiếm lĩnh lại thị phần và ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận đột biến lần lượt 350%, 365% so với Q3/2020.
Như vậy, nhìn từ góc độ đầu tư vấn đề chi phí vận tải đường biển không ngừng leo thang thời gian qua tạo nên áp lực cho những ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt những doanh nghiệp có chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên nó cũng là cơ hội cho một số doanh nghiệp nội địa khác gia tăng thị phần và hoàn toàn bứt phá về kết quả kinh doanh.
• GAS – Tiềm năng tăng giá từ đà tăng giá năng lượng
GAS công bố lợi nhuận ròng Q3/21 tăng 19,5% svck lên 2.417 tỷ đồng bất chấp sự sụt giảm cả về sản lượng tiêu thụ khí khô và sản lượng LPG trong Q3/21 do sự bùng phát của biến thể Delta.
Lũy kế 9T2021, doanh nghiệp ghi nhận LN ròng tăng 9,5% svck lên 6.709 tỷ đồng. Tăng trưởng về KQKD Q3 chủ yếu nhờ giá năng lượng tăng vọt và việc tiết giảm chi phí bán hàng giúp doanh nghiệp bù đắp phần nào sự sụt giảm thu nhập thuần từ hoạt động tài chính.
Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt tự nhiên đang thiếu hụt dẫn đến giá khí đốt tăng cao trên toàn cầu, dầu thô sẽ được xem như một trong những giải pháp thay thế khả thi nhất
Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng giá tiềm năng cho thị trường dầu mỏ cho đến năm sau.
Chúng tôi dự báo giá dầu có thể tiếp tục xu hướng tăng cho đến năm sau. Kỳ vọng, kho cảng LNG Thị Vải dự kiến đi vào hoạt động nửa cuối 2022 sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của công ty trong dài hạn.

4. Kênh tài sản khác

• BĐS: Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tăng giá một số loại đất
Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trình đề xuất tăng giá với một số loại đất trên địa bàn tỉnh.
Thời gian áp dụng dự kiến từ 1/1/2022 đến 31/12/2024.
Các loại đất dự kiến tăng giá gồm đất nông nghiệp, đất ở, thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng đề xuất bổ sung các tuyến đường, điều chỉnh cấp loại đường.
Chi phí đất là một trong các chi phí chiếm tỷ trọng khá trong giá thành bất động sản (hình bên). Với việc giá đất tang, giá bất động sản thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tăng theo. Các doanh nghiệp với quỹ đất hình thành trước đó như HDC, SZC sẽ được hưởng lợi từ việc giá bán cao hơn trong khi giá vốn không đổi.
• Vàng sẽ hấp dẫn hơn trong quý IV?
Theo hội đồng vàng Thế giới, nhu cầu vàng của Việt Nam trong quý III/2021 đạt hơn 3 tấn, giảm 50% so với cùng kỳ.
Trong đó, người tiêu dùng mua hơn 1 tấn vàng trang sức còn lại là vàng miếng và tiền vàng.
Giãn cách xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm.
Tiêu dung vàng thế giới giảm hơn 7% so với cùng kỳ, chủ yếu do quỹ ETF vàng bán ra. Tuy nhiên, lượng vàng nắm giữ của các quỹ vẫn ở mức cao 3,592 tấn.
Giá vàng dự báo sẽ có đợt tang trong quý IV do yếu tố mùa vụ, do nhu cầu trang sức tang ở các nước châu Á cùng với lo ngại lạm phát trên quy mô toàn cầu. Doanh nghiệp kinh doanh trang sức cũng có thể là đối tượng được hưởng lợi.
• Đầu tư trái phiếu cùng dự án điện gó lớn nhất Đông Nam Á
Trend năng lượng sạch trên quy mô toàn thế giới. Việt Nam định hướng điện gió, mặt trời chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn phát điện đến năm 2045 (42%) 2020 (23%).
Trung Nam là nhà phát triển hàng đầu về NLTT Việt Nam, tài sản 2.3 tỷ USD, tương đương GDP của tỉnh Nam Định. Là một trong số ít nhà đầu tư có thể tự thi công hạ tầng và nhà máy điện. Có lợi thế về đàm phán với nhà cung cấp thiết bị điện.
Năng lượng chính là trụ cột vững mạnh nhất và là lĩnh vực đầu tư cốt lõi của Trung Nam Group với các dự án Thủy điện, Điện gió và Điện mặt trời với tổng công suất đạt 1.063,95 WH. Về mảng phát triển BĐS, quỹ đất của Trung Nam Group đến thời điểm hiện tại đạt trên 1.043 ha. Với nền tảng vững chắc, xây dựng trên niềm tin của khách hàng và chính sách khuyến khích, phối hợp trong công việc, mỗi dự án của Trung Nam Group là một điển hình về chất lượng và tính chuyên nghiệp.
Nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và huy động vốn cho dự án năng lượng tái tạo đầy tiềm năng nhà máy điện gió Ea Nam, Trung Nam Group đã phát hành 4 mã trái phiếu kỳ hạn dài, với tổng giá trị lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Khi tham gia trái phiếu doanh nghiệp Trung Nam Group, Lãi suất trái phiếu tương đối cao, lên tới 9.5% với mức độ an toàn cao, giá trị tài sản đảm bảo cho 135% giá trị trái phiếu, vốn đầu tư tối thiểu từ 100 triệu đồng.

5. Câu chuyện đầu tư

• Hợp tác có lợi: Cửa hàng hoa
Có một khu phố có hai cửa hàng hoa cạnh tranh với nhau. Chủ cửa hàng hoa là một chàng trai trẻ và một ông lão.
Đến một ngày ông lão muốn nghỉ hưu và quyết định bán cửa hàng của mình với giá 2 triệu Yên. Chàng trai thấy cơ hội đã đến, có thể chiếm lĩnh thị trường hoa của khu vực này. Tuy vậy, thế khó của Anh là:
Không có tiền đủ ngay lập tức;
Thủ tục vay ngân hàng tốn nhiều thời gian và có thể bị mua mất.
Do vậy, chàng trai suy nghĩ và quyết định hợp tác các bên đều có lợi. Nếu anh mua cửa hàng, người được lợi là anh, người cung cấp cho anh.
Anh liền đề xuất với bà bán hoa: “Tôi sẽ cung cấp cho Bà một hợp đồng trị giá 25 triệu Yên/năm nữa; nhưng phiền bà trả giá trị HĐ là 0,5 triệu Yên”. Bà bán hoa thấy hời vì mất 0,5 triệu nhưng được HĐ 25 triệu, và bà đồng ý.
Anh lại đến chỗ của ông lão và đề nghị “Tôi sẽ đưa cho ông một cơ hội lợi nhuận 25%/năm; bằng việc mua cửa hàng này với giá 2,5 triệu. Tôi trả trước 0,5 triệu và 2 triệu trả sau 1 năm nữa”. Ông lão thấy hấp dẫn và đồng ý.
Vậy là, Anh chàng có thể mua thâu tóm được mà không mất vốn bỏ ra.
Ứng dụng trong đầu tư:
– Những mô hình kinh doanh không tốn chi phí là những mô hình kinh doanh có thể mở rộng nhanh chóng. Những dạng mô hình này có thể tận dụng được vốn của nhà cung cấp, người mua. Và để đạt được điều này thường phải nó năng lực phân phối tốt.
– Ngược lại mô hình kinh doanh tốn chi phí Capex lớn sẽ mở rộng chậm, và không nên đầu tư dài hạn.
– Cụ Warren Buffet nói: “Tôi sẽ ưu tiên vào các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt trước khi xem xét đến mức giá phải trả”

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0