Hợp tác cùng phát triển

Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 05.05.2020

Nhận định Thị trường hàng ngày 05/05/2020    1942

Chia sẻ

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Chìa khóa để có quyết định thông minh là nghĩ về những sự lựa chọn khác nhau sẽ có những kết quả như thế nào”

1. Tình hình thế giới

Chỉ số quản lý mua hàng PMI trên khắp Đông Nam Á đã giảm xuống dưới 50, để lộ những điểm yếu nhất của họ kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, theo dữ liệu do IHS Markit công bố hôm thứ Hai. Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Dữ liệu của các nhà máy là một lời nhắc nhở rằng: sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng Covid-19 – được dự báo là khủng hoảng lớn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng – có thể sẽ kéo dài và có tác động không đồng đều. Trong khi Trung Quốc đã bắt đầu mở lại các nhà máy và đang tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nền kinh tế trong nước, nỗi đau vẫn còn lan rộng ở nhiều khu vực và toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài trong một thời gian.

Theo báo cáo của IHS, sự sụt giảm ở Hàn Quốc, một mắt xích của thương mại toàn cầu, cho thấy ngay cả khi Trung Quốc khởi động trở lại sau khi bị khóa, họ vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu nguyên liệu để tạo ra sản lượng.

“Trong khi những tháng tới vẫn còn nhiều thách thức, khu vực này có thể bắt đầu cải thiện vào tháng 5, khi các nền kinh tế trong và ngoài châu Á bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế do virus gây ra. Chúng tôi dự báo sẽ có thêm chính sách nới lỏng”- Chang Shu, Kinh tế trưởng khu vực châu Á của Bloomberg Economics nói.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi đủ mạnh đề chống đỡ dịch Covid-19

Mới đây, tờ Economist đã thực hiện nghiên cứu với 66 nền kinh tế mới nổi cũng như xếp hạng khả năng tài chính của từng thị trường theo tiêu chí nợ công, nợ nước ngoài, chi phí tín dụng và dự trữ ngoại hối. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế mới nổi về hệ thống tài chính vững chắc để có thể mở cửa trở lại sau dịch Covid-19.

2. Thị trường Việt Nam

Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, dòng tiền vẫn chưa mấy nhập cuộc khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm trong phiên sáng đầu tiên của tháng 5.

Mặc dù thị trường đảo chiều hồi phục sau màn giảm khá sâu đầu phiên, nhưng với tâm lý giao dịch thăm dò trong khi áp lực bán luôn thường trực đã nhanh chóng đẩy VN-Index trở về dưới mốc tham chiếu và tạm dừng phiên sáng với mức giảm nhẹ.

Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch kém sôi động trong phiên đầu tiên của tháng 5 với lượng mua bán giảm mạnh. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là giá trị bán ròng của khối ngoại đã về mức 125,72 tỷ đồng, giảm gần 75% so với phiên cuối cùng của tháng 4 và cũng là con số thấp nhất trong gần 1 tháng qua.

3. Hàng hóa tài sản

Phần lớn nhà đầu tư giàu có nhất thế giới đều đang đợi thị trường cổ phiếu giảm thêm trước khi mua trở lại vì lo ngại tác động của dịch Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu, theo kết quả khảo sát gần đây của UBS Global Wealth Management. Khảo sát này được thực hiện trong thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, với 2.928 nhà đầu tư và 1.180 chủ sở hữu doanh nghiệp có khối tài sản có thể đầu tư hoặc doanh thu hàng năm ít nhất 1 triệu USD.

Kết quả cho thấy 61% người được khảo sát cho biết muốn đợi thị trường chứng khoán giảm thêm 5 – 20% trước khi mua trở lại, trong khi 23% cho biết đã tới thời điểm thích hợp để mua vào. Ngược lại, có khoảng 16% nói rằng chưa nên mua cổ phiếu vào thời điểm này vì cổ phiếu đang trong thị trường giá xuống.

Nhìn chung, những người giàu có nhất thế giới giữ tâm lý thận trọng đối với các tài sản rủi ro vì có 60% dự đoán nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái trong 12 tháng tới ở mức cao. Nguy cơ suy thoái tăng đáng kể trong năm nay do làn sóng phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid-19 đang diễn ra ở các nền kinh tế lớn, khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và nhu cầu sụt giảm.

4. Câu chuyện đầu tư

Bài học mần non cho trẻ em về tiền bạc theo quan điểm của Waren Buffett

Trẻ em cần biết về vấn đề tiền bạc khi còn học MẦM NON. Theo quan điểm của Warren Buffett và các nhà nghiên cứu tìm ra, 80% mức độ tăng trưởng của não bộ bắt đầu lúc 3 tuổi.

Trước khi trở thành giám đốc công ty Berkshire Hathaway, nhà đầu tư huyền thoại này đã bắt đầu nhiều mô hình kinh doanh nhỏ. Từ lúc 6 tuổi, ông đã mua một thùng 6 lon coke với giá 25 xu và bán lại mỗi lon 1 nickel (đơn vị tiền tệ Mỹ). Ông còn đi rao bán báo và kẹo từng nhà.

Buffett nói trong một lần phỏng vấn với trang CNBC vào năm 2013: “Bố là người có ảnh hưởng lớn nhất đến tôi. Tôi đã sớm học được rằng cần hình thành thói quen tốt từ bé. Tiết kiệm tiền cũng chính là bài học và thói quen tốt mà ông sớm dạy cho tôi”.

Khi được hỏi về sai lầm phổ biến các cha mẹ thường mắc phải, ngài tỷ phú cho biết: “Các bậc phụ huynh thường chỉ nói về vấn đề tài chính khi con cái họ đã lớn, đến tuổi thanh thiếu niên. Trong khi họ có thể giáo dục điều này từ nhỏ, khi chúng còn học mầm non”.

Thời gian là yếu tố chủ chốt

Trẻ em cần biết về vấn đề tiền bạc khi còn học MẦM NON. Theo quan điểm của Buffett và các nhà nghiên cứu tìm ra, 80% mức độ tăng trưởng của não bộ bắt đầu lúc 3 tuổi.

Một nghiên cứu khác từ đại học Cambridge cho thấy, trẻ em đã có thể ý thức được những khái niệm đơn giản về tiền từ lúc 3 đến 4 tuổi. Khi 7 tuổi, khả năng tiếp thu những kiến thức sử dụng tài chính đã phát triển.

Buffett chia sẻ: “Phần lớn cha mẹ đều biết dạy con cái về tài chính và cách quản lí chúng là quan trọng. Song, sự khác biệt giữa ‘biết’ và ‘hành động’ rất lớn”.

Theo một khảo sát năm 2018, với sự phản hồi từ 1014 bậc phụ huynh có con từ 8 đến 14 tuổi và hơn 1000 người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi cho thấy: Chỉ 4% cha mẹ bắt đầu giáo dục con cái mình về tài chính trước lúc chúng 5 tuổi, 30% dạy khi con họ đã 15 tuổi hoặc lớn hơn và 14% không hề bàn luận về vấn đề này.

Vào năm 2011, Buffett đã xuất bản một series hoạt hình trẻ em “Secret Millionaire’s Club”  mà trong đó, ông là người hướng dẫn cho trẻ.

Buffet trả lời phỏng vấn CNBC: “Tôi dạy 3 đứa con của mình những bài học như trong chương trình đó. Dù là những điều cơ bản nhưng lại rất quan trọng cho tương lai”.

Sau đây là một số cách cùng với lời khuyên của Warren Buffet dạy con bạn làm sao để quản lí tiền bạc.

1. Suy nghĩ linh hoạt

Mục đích của những bài học này là khuyến khích con bạn nhận ra không nên từ bỏ chỉ vì thất bại lúc đầu. Những bài học này giúp đứa trẻ có khả năng suy nghĩ sáng tạo và đột phá khi gặp các vấn đề tài chính trong tương lai.

Hoạt động có thể triển khai:

– Đưa con bạn đến viện bảo tàng hoặc triển lãm, trao đổi với chúng về phong cách nghệ thuật của các bức tranh. Sau đó, để chúng tự vẽ bức họa của riêng mình. Không cần là đồ vẽ chuyên nghiệp, hãy để lũ trẻ tự tìm dụng cụ trong chính căn nhà: thay vì là cọ vẽ, đứa trẻ có thể dùng tay, mảnh vải, …

– Tái sử dụng lại đồ dùng, phế phẩm. Cùng với trẻ, nghĩ ra cách sử dụng mới cho các đồ đã cũ hoặc không dùng được nữa, như: hộp ngũ cốc đã hết có thể làm nơi đựng tạp chí, nắp chai dùng làm quân cờ,… Việc này giúp đứa trẻ biết suy nghĩ nhiều chiều, tận dụng giá trị tối đa và có ý thức bảo vệ môi trường.

2. Học cách tiết kiệm tiền

Ben Franklin – chính trị gia, nhà khoa học, ngoại giao Mỹ từng nói: “Một xu tiết kiệm cũng là một xu làm ra”. Để lũ trẻ hiểu cách quản lí tiền bạc, cần phân biệt giữa cái cần và cái muốn.

Hoạt động có thể triển khai:

– Đưa cho trẻ 2 cái bình: một để tiết kiệm, một để tiêu dùng. Mỗi lần đứa trẻ được cho tiền, hãy nói với và tập cho chúng cách chia tiền vào 2 bình.

– Tạo một danh sách từ 5 đến 10 thứ lũ trẻ muốn mua. Sau đó, phân tích và hõi kĩ chúng từng thứ, những thứ nào là thích mua và những thứ gì thật sự cần thiết.

3. Phân biệt giá cả và giá trị

Ngay cả người lớn, đôi khi chúng ta mua thứ gì đó như quần áo, giày dép, đồ dùng chỉ vì cái mác thương hiệu, trong khi có thể mua những thứ có công dụng tương tự với giá rẻ hơn một nửa.

Cái đích cần đạt được sau bài học này là trẻ sẽ biết các cách mà những nhà quảng cáo khiến khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của họ cũng như đánh giá được chất lượng, giá trị của đồ vật.

Hoạt động có thể triển khai:

– Viết danh sách các đồ cần mua. Cùng với trẻ xem các tờ rơi, website trang thương mại điện về các chương trình giảm giá. So sánh giá cả sản phẩm cần mua ở các nơi xem chỗ nào có giá cạnh tranh hơn.

– Lấy một cuốn tạp chí và chọn quảng cáo bất kì. Hỏi đứa trẻ: Cái gì họ đang cố bán? Thông điệp mà quảng cáo đang cố nhồi nhét vào chúng ta là gì? Điều gì khiến nó bắt mắt đến thế? Những thông tin này khiến người mua hàng cảm thấy như thế nào? Cách họ đang muốn chúng ta tiêu thụ sản phẩm?

4. Quyết định sáng suốt

Chìa khóa để có quyết định thông minh là nghĩ về những sự lựa chọn khác nhau sẽ có những kết quả như thế nào.

Hoạt động có thể triển khai:

Buffett  gợi ý hãy cho đứa trẻ biết về quyết định cũng như quá trình đi đến lựa chọn đó của bạn. Ví dụ, nói với trẻ: “Bố mẹ muốn mua một chiếc tivi mới nhưng điều hòa đã hỏng, nếu không sửa thì mùa hè này chúng ta sẽ phải chịu nóng. Vì vậy, sau khi sửa điều hòa, chúng ta sẽ tiết kiệm lại tiền để mua tivi nhé”.

Tạo thói quen tiết kiệm tiền cho trẻ. Ví dụ, thay vì mua một quyển sách mới tinh, hãy hỏi chúng điều này có thực sự cần thiết vì có thể mượn sách từ thư viện.

Không bao giờ là quá sớm

Giúp trẻ hình thành ý thức về tài chính là một trong những điều quan trọng cha mẹ có thể làm để đảm bảo một tương lai ổn định cho con cái.

Buffett nói trong chương trình tài chính: “Không bao giờ là quá sớm khi dạy con cái về giá trị đồng tiền, phân biệt giữa cần và muốn… Đấy đều là những vấn đề chúng sẽ đối mặt trong tương lai, và đương nhiên, biết càng sớm càng tốt”.