Hợp tác cùng phát triển

Bản tin thị trường ngày 21.02.2020

Nhận định Thị trường hàng ngày 21/02/2020    866

Chia sẻ

Các chỉ số quay đầu giảm điểm trở lại trong phiên giao dịch hôm nay trước áp lực giảm từ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Thị trường duy trì trạng thái tăng điểm nhẹ trong phiên giao dịch sáng nhờ hiệu ứng hồi phục của VNM; MSN nhưng chịu sức ép bán trong phiên chiều và giảm điểm khi BID; CTG quay đầu giảm sâu. VNIndex đóng cửa ở 933,09 điểm -5,04 điểm và VN30 đóng cửa ở 868,89 điểm -2,51 điểm. Thanh khoản toàn thị trường không bao gồm giao dịch thỏa thuận ở mức khá tốt khi đạt hơn 3.700 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến trái chiều nhau với số lượng cổ phiếu giảm chiếm đa số. Áp lực giảm điểm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng: BID; CTG; VHM; VCB; TCB; MBB…Ở chiều tăng đà hồi phục của VNM; MSN; BVH cùng với VPB tạo ra động lực hỗ trợ nhẹ tới điểm số. Số lượng cổ phiếu giảm điểm ở tương quan áp đảo trở lại so với các cổ phiếu tăng giá và nhiều cổ phiếu có mức giảm sâu: ROS -6,6%; MPC -4,1%; CTG -3,9%; BID -3,5%; TNG -3,2%…cùng với một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ khác. Ở chiều tích cực vẫn có nhiều cổ phiếu duy trì được sự phân hóa và tăng giá tốt như: FRT +7%; SJS +5,7%; MSN +3,7%; VIB +3,3%; …

Khối nhà đầu tư ngoại giao dịch ở quy mô thấp hơn trung bình và khối này giảm quy mô bán ròng khi chỉ bán ròng hơn 110 tỷ đồng trên sàn HOSE trong phiên hôm nay. Áp lực bán ròng chủ yếu tập trung ở E1VFVN30 với hơn 50 tỷ đồng và BID hơn 40 tỷ đồng; PVD; PC1; MSN; GAS…cũng bị bán ròng nhẹ. Ngược lại, khối này tích cực mua vào ở VNM; VIC; HPG; VRE; BMP…

Diễn biến chỉ số của thị trường vẫn khá bấp bênh với các phiên tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, trong nội tại thị trường thanh khoản, mức độ phân hóa và sự sôi động vẫn được duy trì tích cực. Trên thị trường tài chính quốc tế giá vàng liên tiếp tăng thời gian gần đây thiết lập lên mức cao mới cho thấy dòng tiền từ giới đầu tư toàn cầu tiếp tục ưu tiên việc tìm kênh trú ẩn. Đồng USD cũng mạnh lên nhanh chóng trong 2 tháng qua là lý giải hợp lý cho áp lực rút ròng từ khối ngoại trong vài tuần gần đây như đã xảy ra trong năm 2018 và 2019. Mặc dù, áp lực bán ròng của khối nhà đầu tư ngoại đã giảm bớt trong phiên hôm nay trên bình diện toàn thị trường giúp MSN; VNM có động lực hồi phục khá tốt. Tuy nhiên, sự sụt giảm của BID; CTG lại tạo ra hiệu ứng tiêu cực khiến các cổ phiếu ngành ngân hàng và nhiều cổ phiếu khác giảm điểm theo. VNIndex dao động chủ yếu trong vùng 925-945 điểm trong hai tuần qua và diễn biến này có thể sẽ tiếp diễn trong tuần tới bởi chúng tôi vẫn chưa thấy động lực nào để giúp thị trường bứt phá lúc này.

Chi tiết Quý Khách hàng vui lòng xem TẠI ĐÂY

Chỉ số VN30 đóng cửa thấp nhất phiên, dù có thời điểm chỉ số lên mức cao nhất tính từ đầu tháng. Tâm lý giao dịch rơi vào trạng thái hụt hẫng khi khá nhiều cổ phiếu trong danh mục VN30 đồng loạt giảm khi chỉ số lên sát vùng 880 điểm. Khối lượng giao dịch của danh mục này tăng so với những phiên giao dịch trước, chủ yếu do CTG, BID, MBB, FPT bị bán mạnh.

Hợp đồng tương lai VN30F2003 giao dịch trầm lắng quanh mức tham chiếu trong phiên giao dịch buổi sáng trước khi bị bán mạnh vào phiên chiều. Giá hợp đồng chủ động giảm mạnh hơn khá nhiều so với chỉ số cơ sở, khiến mức chênh lệch lên tới âm 6 điểm, cho thấy nhu cầu bán đang mạnh dần khi VN30 bắt đầu suy yếu, nhất là khi nhóm ngân hàng dẫn đầu là BID, CTG phát tín hiệu tiêu cực. Chiều hướng này ủng hộ cho khả năng giá hợp đồng tương lai tiếp tục xu hướng đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần tới. Tuy vậy, ở góc nhìn ngắn hạn, giá hợp đồng để vỡ vùng 865 điểm, lại quay trở lại dao động trong biên độ 850-865 điểm, Chiến lược giao dịch vẫn linh hoạt theo hướng mua thấp/ bán cao trong biên độ nói trên.

Chi tiết Quý Khách hàng vui lòng xem TẠI ĐÂY